Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Những kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án mà luật sư hình sự cần nắm rõ

Nghiên cứu hồ sơ vụ án là một khâu quan trọng mà luậtsư hình sự cần thực hiện để đi đến những lập luận hợp pháp có lợi nhất. Tuy nhiên, quá trình này cũng cần được thực hiện theo đúng trình tự và người luật sư cũng cần nắm vững một số kỹ năng cần thiết để có thể tổng hợp được những chứng cứ nhằm bảo vệ thân chủ của mình một cách tối ưu nhất.
Vậy đâu là những kỹ năng cần nắm rõ trong nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự?

1.      Hồ sơ vụ án hình sự là gì?

Đó là tổng hợp tất cả các văn bản, tài liệu được cơ quan tiến hành tố tụng thu thập hoặc lập ra trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Những thông tin này được sắp xếp theo một trình tự nhất định phục vụ cho việc giải quyết vụ án và lưu trữ lâu dài.

2.      Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án là gì?

Đó là tổng hợp các hoạt động của luật sư hình sự bao gồm: xem xét, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án nhằm nắm vững bản chất vụ án, diễn biến của hành vi phạm tội, qua đó xác định sự thật khách quan của vụ án.

3.      Những kỹ năng mà luật sư hình sự cần nắm rõ khi nghiên cứu hồ sơ vụ án

- Kỹ năng nghiên cứu bản cáo trạng: Cần ghi chép lại đầy đủ các hành vi phạm tội của bị can, tội danh, điều khoản của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát viện dẫn để truy tố, các chứng cứ được Viện kiểm sát dùng làm căn cứ xác định tội phạm , người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị hại, đương sự để rút ra những điểm quan trọng liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ.
- Kỹ năng nghiên cứu bản kết luận điều tra: cần so sánh, đối chiếu, ghi lại những hành vi của bị cáo có nếu trong cáo trạng nhưng không được đề cập trong kết luận điều tra, những điểm mâu thuẫn giữa bản cáo trạng và kết luận điều tra, quan điểm, ý kiến giải quyết vụ án của cơ quan điều tra.
- Kỹ năng nghiên cứu biên bản hỏi cung: Cần ghi lại theo trình tự thời gian, các hành vi bị can nhận như trong cáo trạng, hành vi bị cáo nêu nhưng bị can chưa thừa nhận, các lỹ lé bị can đưa ra….
- Kỹ năng nghiên cứu biên bản ghi lời khai của người làm chứng: Nghiên cứu những xác nhận của họ về các tình tiết của vụ việc, mối quan hệ giữa người làm chứng và bị can, bị cáo, người bị hại, xem xét xem lời khai có mẫu thuẫn giữa các lần khai hay không và qua đó tìm kiếm nguyên nhân, kiểm tra tính xác thực của lời khai.
- Kỹ năng nghiên cứu biên bản ghi lời khai của người bị hại: So sánh, đối chiếu lời khai của người bị hại trong những lần khai khác nhau và đối chiếu với lời khai của bị can, bị cáo.
- Kỹ năng nghiên cứu biên bản đối chất: nghiên cứu các biên bản này để có cơ sở đánh giá những lời khai còn mâu thuẫn.
- Kỹ năng nghiên cứu các biên bản khám xét, khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ, biên bản thực nghiệm điều tra: Kiểm tra xem các biên bản này có được thực hiện đúng trình tự và thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật đồng thời chú ý về địa điểm, cách thức thu thập chứng cứ, quá trình thu thập chứng cứ nhằm so sánh và xác định giá trị chứng minh nguồn gốc chứng cứ này.
- Kỹ năng nghiên cứu kết luận giám định: Luật sư hình sự cần so sánh kết quả giám định với các chứng cứ khác để đánh giá độ chính xác của kết quả giám định.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét