Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Tội mua dâm người chưa thành niên bị xử lý hình sự ra sao?


Tội mua dâm người chưa thành niên được quy định cụ thể về hành vi vi phạm, lỗi, khung hình phạt và các quy định khác liên quan, cụ thể theo Cơ sở pháp lý: Điều 256 – Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 quy định như sau:

1. Người nào mua dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba tháng đến tám năm:
+  Phạm tội nhiều lần.
+ Mua dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
+ Gây tổn hại sức khỏe của nạn nhân mà tỉ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
+  Phạm tội nhiều lần từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
+ Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên.

Đề xuất bãi bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội danh

Theo một số ý kiến tại hội thảo “Một số định hướng cơ bản của dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi)” thì sẽ có 7 tội danh không bị áp dụng mức hình phạt cao nhất là tử hình.
Trong đó, những tội danh được đề xuất bỏ hình phạt tử hình bao gồm: Tội cướp tài sản;; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoạt hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại hội thảo “Một số định hướng cơ bản của dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi)” được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức tại Hòa Bình ngày 24/3.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cho biết một trong những định hướng lớn nhất của dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) lần này là hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình. “Chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với một số ít trường hợp phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng có tính chất dã man, tàn bạo, xâm phạm tính mạng của con người (như giết người dã man; giết người cướp của; giết người và hiếp dâm; giết người vì động cơ đê hèn...); đe dọa nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và sự phát triển giống nòi (một số tội phạm về ma túy)...” - ông Tụng cho biết.

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Tư vấn thủ tục ly hôn và quyền nuôi con sau khi ly hôn?

“Hai vợ chộng tôi đã không chung sống gần một năm nay rồi, lý lo là vì chồng tôi lăng nhăng, có bồ ở ngoài, ảnh cũng không chịu chu cấp cho hai mẹ con tôi. Hiện giờ tôi muốn làm đơn ly dị thì cần thủ tục như thế nào và liệu tôi có quyền nuôi con sau khi ly hôn hay không?” Nguyễn.T.T
Giải đáp của Hội luật sư Hà Nội như sau:
Đầu tiên, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến văn phòng luật sư tư vấn ly hôn của Công ty Luật The Light!
Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau: nếu hai vợ chồng không thể tiếp tục chung sống thì bạn có quyền làm đơn để yêu cầu tòa giải quyết việc ly hôn giữa bạn và chồng. Khi đó, tòa án họ sẽ căn cứ vào các điều kiện để giải quyết..

Ba trường hợp Nhà nước có thể mua lại toàn bộ doanh nghiệp

Theo nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp vừa được Chính phủ ban hành, Nhà nước thực hiện đầu tư vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác trong 3 trường hợp.
Một là, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế thông qua việc thực hiện tái cơ cấu lại những doanh nghiệp hoạt động ở một số ngành, lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Hai là, trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phục vụ công nghiệp quốc phòng, doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn chiến lược, biên giới đất liền, hải đảo.
Ba là, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội.
Việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp được thực hiện thông qua mua lại cổ phần hoặc vốn góp tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Những vụ án ly hôn với lý do oái ăm nhất

Chỉ vì những lý do "lãng xẹt" mà các cặp đôi này đã đệ đơn ra tòa xin làm thủ tục ly hôn 
1. Vợ đòi ly hôn vì chồng không chịu ăn đậu bằng... dĩa
Cô vợ đã đòi ly hôn vì chồng không chịu ăn đậu bằng dĩa (Ảnh minh họa)
Vào năm 2014, tờ Gulf News đã đăng một mẩu tin về một vụ ly hôn rất "lãng xẹt" xảy ra Kuwait. Đúng một tuần sau khi kết hôn, người vợ đã đâm đơn xin ly dị vì thấy chống không chịu ăn đậu bằng... dĩa.
Khi bắt gặp vị hôn phu của mình dùng bánh mì xúc đậu mà không dùng dĩa, người vợ đã "nổi đóa" lên và cho rằng đó là hành động mất lịch sự, ngay sau đó tờ đơn ly hôn đã có chữ ký của cô ta.
2. Chồng đòi ly dị vì vợ nghiện smartphone 
Người chồng ly hôn vì vợ "nghiện" điện thoại (Ảnh minh họa)
Tiếp đến tháng 7-2014 một người đàn ông Đài Loan cũng đã lôi vợ ra ly hôn vì lý do cô nàng quá say mê smarphone. Người vợ này chỉ ở nhà nội trợ nhưng thời gian cô ta dành cho điện thoại nhiều hơn là làm việc nhà và dành chăm con cái
Thậm chí cô ta còn quên cả việc cho con uống thuốc và tiêm thuốc đúng giờ khi con ốm. Quá nóng giận và không thể chịu nổi anh chồng này đã liên hệ với văn phòng luật sư tư vấn ly hôn và viết đơn ly dị với vợ mình. Đây là trường hợp đầu tiên tan vỡ vì điện thoại thông minh.
3. Ly hôn vì vợ không chịu… đóng cửa xe
Người đàn ông Ả rập Xê-út đã ly hôn vì vợ không chịu đóng cửa xe (Ảnh minh họa)
Gần đây, một người đàn ông Ả Rập đã chia tay người vợ của mình vì tức giận khi bảo vợ đóng của ô tô. Sự việc xảy ra trên đường trở về nhà sau chuyến picnic cùng đứa con trai. Khi cô ra khỏi xe đưa con vào nhà thì người chồng bảo đóng cửa xe lại
Mặc dù người thân luôn khuyên ngăn nhưng cặp đôi vẫn quyết định đường ai nấy đi. Vì người người chồng cho rằng cô vợ xúc phạm mình sau câu nói anh nên đóng của xe lại vì ở gần chiếc xe hơn cô. Vụ việc ly hôn cứ thế diễn ra.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Rút lại đơn ly hôn vì câu nói "để vợ lại cho tôi" của hội thẩm

Thấy người chồng một hai đòi ly hôn vì ghen, vị hội thẩm gọi anh lên tung chiêu đánh vào tâm lý: “Nếu anh đòi làm thủ tục ly hôn thì để lại vợ cho tôi”. Người chồng suy nghĩ một lúc rồi rút đơn xin ly hôn ngay.

Ông NVT là hội thẩm trong nhiều vụ án ly hôn ở TAND quận 6. Nguyên đơn trong vụ án ly hôn lần này vì quá ghen mặc cho vợ hết lòng yêu thương. 

Anh buông, chị kéo

Anh học hết lớp 12 rồi đi làm công nhân. Chị học đại học rồi làm việc cho một công ty. Trong đơn ly hôn, anh viết rằng họ thành vợ chồng được hơn năm năm, có một con chung. Để được gia đình chị xem mình là con rể, anh phải phấn đấu rất nhiều nhưng chị không yêu thương anh mà còn “ngoại tình”.

Tư vấn thủ tục sang tên bất động sản khi bố không có di chúc?

Tư vấn thủ tục sang tên bất động sản khi bố không có di chúc?
Bố tôi mất không để lại di chúc. Mẹ tôi còn sống nhưng tuổi đã cao, nay tôi muốn chuyển quyền sử dụng đất của cha mẹ tên sang tên mình có được không?

Thủ tục sang tên sử dụng đất thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Thời hạn xét xử và thăm người đang bị tạm giam như thế nào?

Tôi có người anh sinh năm 1991, bị bắt tháng 2/2015 vì tiếp tay cho băng nhóm trộm xe có hệ thống. Nhưng đến tháng 3/2015, chưa có bất cứ thông tin gì về việc xét xử. Cho tôi hỏi, trường hợp trên thì thời hạn xét xử là bao lâu? Trong thời gian tạm giam, người nhà có quyền đi thăm hay không?

Trong thời gian tạm giam người nhà có quyền đi thăm phạm nhân?

Câu trả lời có tính chất tham khảo:

1. Thời hạn xét xử

Thời hạn từ khi bị tam giam để điều tra đến khi truy tố, xét xử được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự, cụ thể như sau:

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Khi ly hôn một trong những vấn đề mà các cặp vợ chồng thường xuyên tranh chấp là giành quyền nuôi con. Pháp luật Việt nam quy định vấn đề giải quyết việc tranh chấp người trực tiếp nuôi con khi ly hôn cụ thể như sau:
Căn cứ Khoản 2 – Điều 92 – Luật HN&GĐ, Căn cứ điểm D – Mục 11 – NQ 02/2000/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng Luật HN& GĐ thì để được quyền nuôi con vợ chồng có hai cách để giải quyết sau đây:
·        Cách 1: Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để vợ hoặc chồng là người trực tiếp nuôi dạy, chăm sóc con và người kia có nghĩa vụ cấp dưỡng.
·        Cách 2: Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án quyết định người được trực tiếp nuôi con.

Về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con sau khi ly hôn có thể được các bên đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi trưởng thành.

Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn

Do nhiều trở ngại và bất đồng trong quá trình sống chung mà hiện nay, các vụ án ly hôn ở nước ta diễn ra ngày càng nhiều, dù điều đó hẳn không ai muốn. Để giải quyết một cách ổn thỏa trong sự êm thấm, bình đẳng giữa vơ chồng, pháp luật về vụ án ly hôn đã có những quy định chung trong việc phân chia tài sản. Đây là cơ sở để những bất đồng không nên có xảy ra trong gia đình.


Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Hậu quả của việc kết hôn trái pháp luật

Kết hôn (kết hôn có yếu tố nước ngoài) trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn.

1. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

-  Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn
-  Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định về độ tuổi, tính tự nguyện, năng lực hành vi dân sự.

Các vấn đề gặp phải khi tiến hành ly hôn đơn phương

Và cuộc sống của những cặp đôi này cũng bình thường như bao gia đình khác, có thể sẽ trọn vẹn một tổ ấm hạnh phúc hoặc cũng có thể tan vỡ sau một thời gian chung sống. Để giúp cho những người không tìm thấy hạnh phúc trong hôn nhân nhanh chóng có cuộc sống mới, pháp luật đã quy định rõ trình tự thủ tục ly hôn đơn phương.
Ly hôn đơn phương là chỉ có một bên vợ hoặc chồng đồng ý ly hôn, tự nguyện ký vào đơn xin ly hôn. Đơn xin ly hôn phải có xác nhận của UBND cấp phường về nguyên nhân ly hôn, mâu thuẫn vợ chồng. Trước khi xác nhận, tổ hòa giải ở cấp phường sẽ tiến hành hòa giải 3 lần.
Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, tòa án khi tiếp nhận đơn xin ly hôn đơn phương sẽ tiến hành hòa giải tại tòa. Nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Căn cứ chính để tòa giải quyết cho ly hôn đơn phương là: tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể kéo dài.

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Không chịu cấp dưỡng nuôi con sẽ bị phạt

Nuôi con là trách nhiệm của cha mẹ, điều này đúng với lẽ sống của con người chúng ta và để mang lại lợi ích cho trẻ, pháp luật cũng đã có quy định rõ rang về vấn đề này. Dù đã ly hôn hay không kết hôn với người kia thì việc cấp dưỡng nuôi con chung vẫn phải được tiến hành cho đến khi nào trẻ đến tuổi trưởng thành. Nếu không chịu cấp dưỡng, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định.

Trách nhiệm nuôi dưỡng

Theo khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác”.
Khoản 3 Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, cha, mẹ, con, người giám hộ… theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự,…

Cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai không giấy tờ

Luật đất đai mặc dù đã ra đời cách đây rất lâu song vì tính chất đặc biệt của mình mà không phải nơi nào cũng được tiếp cận với bộ luật này. Đơn cử nhất vẫn là các vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn, miền núi, hải đảo của Tổ quốc, người dân vẫn sống trên mảnh đất cha ông của mình tự bao đời mà không có đăng ký với cơ quan nhà nước. Đến khi có tranh chấp đất đai xảy ra mới “tá hỏa” vì mảnh đất đó có thể sẽ không còn thuộc về mình nữa. Chuyện giải quyết các vụ án liên quan đến tranh chấp đất đai mà không có giấy tờ minh chứng cũng khiến các cơ quan có thẩm quyền đau đầu chẳng kém người đi thưa kiện. Có nhiều cấp bậc đơn vị để giải quyết vụ việc này.

Theo Điều 136 Luật đất đai năm 2003, tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụngđất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:
a) Trường hợp Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
b) Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Cha mẹ có quyền can thiệp vào chuyện ly hôn của con?

Hôn nhân không phải là cái két viên mãn của tình yêu mà nó chỉ là một cánh cửa mới để cả hai cùng bước vào một thế giới khác, có ngọt ngào và cả những đắng cay. Trong hôn nhân, cả vợ và chồng đôi khi sẽ chịu áp lực rất lớn từ phía gia đình của vợ hoặc chồng của mình. Vì nhiều lý do, nên không ít trường hợp các cặp vợ chồng trẻ bị cha mẹ đối phương ép phải ly hôn. Điều này làm cho rất nhiều gia đình khóc không được mà cười cũng không xong khi người trên lấy quyền làm cha mẹ, bổn phận hiếu tử để ép tình duyên của con mình. Vậy, cha mẹ liệu có quyền can thiện vào chuyện ly hôn của con?

Đăng ký giấy khai sinh cho con có khó không?

kết hôn với người trong nước hay kết hôn có yếu tố nước ngoài thi khi sinh con tại Việt Nam, các gia đình sinh sống tại đây cũng cần phải đi đăng ký giấy khai sinh cho bé để được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Nhiều cặp vợ chồng thường lo sợ về thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con mình liệu có khó không vì trong mỗi người, các vấn đề liên quan đến pháp lý đều “khá nhạy cảm”. Các luật sư giỏi của Luật The Light xin đưa ra tư vấn pháp luật về vấn đề này cụ thể sau đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Quy định đăng ký giấy khai sinh cho con

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 158/2006/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 06/2012/NĐ-CP), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em. Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con. Nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.

Thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con

Theo Điều 15 tại Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định: Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấv chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp. Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Với các quy định nêu trên, để làm giấy khai sinh cho cháu bé, bạn cần liên hệ và nộp hồ sơ (gồm có: hộ khẩu, chứng minh nhân dân của người cha, giấy chứng sinh của cháu bé) tại UBND cấp xã nơi bạn đăng ký thường trú.
Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ hợp lệ, cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ có trách nhiệm ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

Sinh con là chuyện vui không chỉ của mỗi cha mẹ mà còn là hạnh phúc dành cho người thân trong gia đình và cả xã hội. Nhưng đừng vì thế mà quên đăng ký giấy khai sinh cho con mình nhé!

Điểm mới của luật khi thành lập doanh nghiệp

Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực để khẳng định vị thế của mình trong và ngoài khu vực. Với nhiều lợi thế về tài nguyên, nguồn nhân lực mà các nhà đầu tư đã không ngần ngại về Việt Nam để thành lập doanh nghiệp, tạo đà cho sự tăng trưởng của mình. Pháp luật nước ta cũng từng ngày thay đổi nhiều cơ chế từ thành lập đến mua bán doanh nghiệpnhằm hỗ trợ một cách tốt nhất cho các tổ chức, cá nhân mong muốn phát triển tại Việt Nam. Chính vì thế, những điểm mới của luật pháp nước ta khi thành lập doanh nghiệp đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ.


Đổi mới thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 và khoản 3 Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2014, thời hạn để cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các loại hình doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) được rút ngắn từ 5 ngày làm việc (theo luật Doanh nghiệp 2005) xuống còn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Đổi mới nội dung Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ còn 4 nội dung chính (Luật Doanh nghiệp 2005 là 10 nội dung chính) là: Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; thông tin chi tiết nhân thân của cá nhân là người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, thành viên công ty và thông tin của thành viên tổ chức; vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Theo đó, luật Doanh nghiệp 2014 đã bỏ nội dung ngành, nghề kinh doanh; bỏ việc xác định vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề. Điều này đã hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp 2013. Đồng thời, khi có sự thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ phải thông bảo với cơ quan đăng ký kinh doanh để được bổ sung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới như luật cũ. Điều này giúp cho các doanh nghiệp không phải mất thời gian và thủ tục để chờ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Mọi thông tin liên quan đến tính chất pháp lý doanh nghiệp đều được chúng tôi cập nhật tại chuyên mục này, mời bạn đọc đón xem.

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong những thành phố đang phát triển và có tiềm năng phát triển trong tương lai. Với lợi thế là vùng trọng điểm kinh tế của cả nước, Đà Nẵng đang thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiến hàn thành lập công ty trên vùng đất này.
Những thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng có khác với thủ tục thành lập doanh nghiệp của các vùng khác trên cả nước hay không? Và nhà đầu tư cần phải chuẩn bị những gì để tiến trình hoàn tất các thủ tục thành lập doanh nghiệp tại  Đà Nẵng nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiểu được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải, dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Đà Năng của công ty Luật The Light đã giải quyết toàn diện nhưng vấn đề trên.
Mời các bạn cùng tìm hiểu những thông tin sau.

1.    Những dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng do The Ligt cung cấp

- Tư vấn về quyền thành lập doanh nghiệp: Bao gồm các đối tượng được phép và các đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng.
- Tư vấn về vấn đề đặt tên doanh nghiệp: Đó là những cái tên súc tích, đúng luật và gắn liền với sự phát triển của thương hiệu.
- Tư vấn về ngành nghề được phép đăng ký kinh doanh.
- Tư vấn về mức vốn điều lệ phù hợp với  thành lập công ty và tư vấn về những ngành nghề đòi hỏi vốn pháp định.
- Tư vấn về nơi đăng ký kinh doanh.
- Tư vấn về hồ sơ đăng ký kinh doanh.

2.    Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng

Những giấy tờ mà công ty Luật The Light sẽ hỗ trợ khách hàng chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng.
- Dự thảo điều lệ thành lập công ty theo quy định của Nhà nước.
- Danh sách các cổ đông, thành viên tham gia thành lập công ty tại Đà Nẵng.
- Hợp đồng ủy quyền của nhà đầu tư cho các luật sư của The Light trong quá trình làm việc với các cơ quan chức năng.
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp, khách hàng chỉ cần cung cấp những tài liệu như sau:
- Bản sao chứng thực CMND/ Hộ chiếu của cổ đông/ thành viên là cá nhân hoặc người đại diện  theo ủy quyền của cổ đông/ thành viên là pháp nhân.
- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc/ Cổ đông/ Thành viên hoặc người có chức danh quản lý khác trong doanh nghiệp dự định thành lập.
- Văn bản xác nhận vốn đối với các ngành nghề đòi hỏi vốn tối thiểu.
- Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập  đối với cổ đông/ thành viên là pháp nhân.
- Bản sao hợp lệ Điều lệ của cổ đông/ thành viên là tổ chức pháp nhân.
- Quyết định góp vốn và cử người tham gia góp vốn đối với cổ đông/ thành viên là pháp nhân.

3.    Đại diện khách hàng hoàn tất các vấn đề pháp lý

- Đại diện khách hàng nộp, kiểm tra tình hình hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh.
- Thay mặt khách hàng nhận kết quả đăng ký kinh doanh.
- Thay mặt khách hàng tiến hành các thủ tục đăng ký con dấu pháp nhân.
- Thay mặt khách hàng đăng ký mã số thuế doanh nghiệp.
Trên đây là một số nội dung chủ yếu trong dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng. Mọi vấn đề có liên quan, khách hàng có thể truy cập webiste: http://luatsuthudo.vn/ hoặc gọi đến tổng đài: 1900 0069 để được hỗ trợ tốt nhất

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Điều kiện và thủ tục nhận con nuôi ở nước ta

Gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình có ấm no thuận hòa thì xã hội mới ổn định. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do đến từ nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan khiến cho không ít tổ ấm bị xáo trộn và dẫn đến tan vỡ. Một trong số đó là chuyện con cái, không phải ai cũng may mắn được làm cha, làm mẹ, từ đó chẳng thể tạo nên hạnh phúc an nhiên như mong đợi. Từ đó ảnh hưởng đến tâm lý của cả vợ và chồng và đi tới cái kết đau lòng. Do vậy, để cứu vãn và nắm giữ hạnh phúc tay, nhiều cặp vợ chồng đã quyết định nhận con nuôi hoặc nhờ người mang thai hộ. Luật hôn nhân và gia đình và Luật Nuôi con nuôi nước ta có quy định rõ về điều kiện và thủ tục nhận nuôi con. Hãy cùng lắng nghe tư vấn của hội đồng luật sư giỏi của chúng tôi dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này.

Điều kiện để được nhận con nuôi


Theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi có quy định về điều kiện để nhận con nuôi như sau:
“1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này ”.

Hồ sơ thủ tục nhận nuôi con nuôi

Thủ tục nhận con nuôi được quy định rõ tại Điều 17, 18 Luật Nuôi con nuôi

Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm

1.      Đơn xin nhận con nuôi;
2.      Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
3.      Phiếu lý lịch tư pháp;
4.       Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
5.      Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi gồm

1.      Giấy khai sinh;
2.      Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
3.      Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

4.     Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Thủ tục nhờ người mang thai hộ

Được làm vợ, làm mẹ là niềm hạnh phúc to lớn nhất và khát khao nhất của tất cả phụ nữ trên thế gian này. Ấy thế nhưng, không phải ai cũng được tạo hóa ban tặng thiên chức cao cả đó. Không ít gia đình tan vỡ, dẫn đến ly hôn vì người vợ không thể mang thai, sinh con. Với mong muốn giúp cho cuộc sống hôn nhân gia đình được yên ấm, không găp nhiều phiền muộn, pháp luật nước ta từ năm 2014 đã có quy định cho phép mang thai hộ. Đây được xem là bước tiến lớn của luật hôn nhân và gia đình so với thời kỳ trước. Song, để thực hiện điều này, cả hai bên đều phải thực hiện thủ tục nhờ người mang thai hộ đúng với quy định nhằm tránh những bất trắc, tranh chấp xảy ra về sau.

Cơ sở trong thủ tục nhờ người mang thai hộ         

1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
2. Người nhờ mang thai hộ phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về "việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; vợ chồng đang không có con chung; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý”.
3. Người được nhờ mang thai hộ cũng phải thỏa mãn điều kiện: “Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý”.


Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ

a) Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;
d) Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;
đ) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
e) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này và từng sinh con;
g) Bản xác nhận của UBND cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này;
h) Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.
i) Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;
k) Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;
l) Bản xác nhận nội dung tư vấn pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;
m) Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.”