Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Đêm tân hôn chua chát vì hình xăm tên người yêu cũ

Đêm tân hôn, anh từ từ lần mở chiếc áo trên người tôi. Gương mặt anh khi ấy hân hoan và hạnh phúc, nhưng chỉ vài giây sau, anh thất sắc và ném chiếc áo xuống giường. Anh quay vào tường ngủ… Đêm tân hôn chua chát với những tiếng thở dài như than trách. Tôi biết là vì hình xăm trên người tôi. Hình xăm mang tên của người yêu cũ là nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân có nguy cơ phải làm thủ tục ly hôn.

Tôi đến với chồng khi không còn quá trẻ và từng đi qua một mối tình sâu đậm. Tuổi trẻ tôi cũng yêu cuồng nhiệt và chẳng sợ điều gì. Để minh chứng cho tình yêu của mình, tôi quyết định xăm tên người đó lên cơ thể. Khi ấy tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng nó là một cách để khẳng định tình yêu và tôi cũng tin chúng tôi sẽ không bao giờ xa nhau.

Nhưng rốt cục, tôi và người đó chia tay. Có nhiều lí do cho việc đó nhưng quả thật tôi không hề hận anh, cũng không hối tiếc bất cứ điều gì. Nó giải thích cho việc vì sao sau khi chia tay tôi không xóa bỏ hình xăm. Tôi quan niệm quá khứ là điều mãi mãi không thể sửa được và tôi hoàn toàn không ân hận vì những gì mình đã làm, vậy tại sao tôi phải xóa đi hình xăm đó, phải chối bỏ tình yêu một thời mình coi trọng?

Vài năm sau đó tôi gặp chồng tôi bây giờ và chúng tôi cưới nhau sau một thời gian dài tìm hiểu. Thú thực từ ngày quen anh tôi cũng chẳng còn nhớ tới hình xăm trên người mình nữa. Với tôi bao năm qua nó chỉ như một vết sẹo, một vết bớt trên người mà thôi. Đến sự hiện diện của nó tôi còn chẳng nhớ huống chi là ý nghĩa. Nhưng đấy là sai lầm của tôi…

Đêm tân hôn chua chát vì hình xăm tên người yêu cũ

Tôi quan niệm quá khứ là điều mãi mãi không thể sửa được và tôi hoàn toàn không ân hận vì những gì mình đã làm, vậy tại sao tôi phải xóa đi hình xăm đó, phải chối bỏ tình yêu một thời mình coi trọng? (Ảnh minh họa)

Tôi đã tâm sự với chồng rất nhiều điều về quá khứ và anh ấy không quá bận tâm. Tôi nghĩ như vậy là đủ. Vậy mà đêm tân hôn, khi nhìn thấy dòng tên người đó được xăm trên cơ thể tôi, anh đã ném một cái nhìn đầy thù hận và cay cú về phía tôi.

Anh chấp nhận được quá khứ nhưng đêm đầu tiên vợ chồng gần gũi phải nhìn thấy tên người đàn ông khác trên cơ thể vợ mình là một sự đả kích quá lớn. Nó giống như việc chúng tôi đang có ba người trên chiếc giường chật chội ấy. Hạnh phúc vợ chồng có kẻ thứ ba chen vào, một kẻ vô hình nhưng đớn đau nó tạo ra thì hữu hình.

Tôi đã sai khi đơn giản hóa quá mọi chuyện và không nghĩ cho cảm giác của anh. Anh đặt rất nhiều câu hỏi và đau lòng khi biết được rằng mối tình đó phải khắc cốt khi tâm đến mức nào thì tôi mới xăm tên người đó lên cơ thể. Đã vậy sau khi chia tay nhiều năm tôi cũng không hề xóa nó đi.

Cả tháng trời vợ chồng tôi sống trong im lặng. Tôi xin anh tha thứ nhưng tôi biết sẽ chẳng ích gì nếu anh không tự nguôi ngoai được. Tôi lặng lẽ xóa hình xăm trên người đi nhưng dường như nó không đủ để xoa dịu nỗi buồn trong anh.

Đêm tân hôn chua chát vì hình xăm tên người yêu cũ

Nếu cuộc hôn nhân này không thể cứu vãn thì đó là tội mà tôi tạo ra, chỉ vì những sốc nổi của tuổi trẻ mà tôi đánh mất đi tình yêu đích thực của mình. (Ảnh minh họa)

Cách đây mấy hôm anh nói cần thời gian suy nghĩ cho cuộc hôn nhân này. Anh không trách tôi nhưng nói không vượt qua được ám ảnh đó và không muốn động vào người tôi. Anh nói giờ cứ chạm vào da thịt tôi, nghĩ tới hình xăm tên người đó là anh lại thấy khó chịu trong người vì hình dung ra cảnh một thời tôi từng mặn nồng với gã đàn ông đó. Anh còn nói điều quan trọng là anh cảm thấy tâm hồn tôi vẫn vấn vương tình cũ nên mới không xóa bỏ nó. Sự không chung thủy về tâm hồn khiến anh chán hơn cả chứ không phải là những vướng bận về thể xác.

Giờ thì tôi đang sống trong những ngày chờ đợi một sự tha thứ từ phía chồng mình. Nếu cuộc hôn nhân này không thể cứu vãn thì đó là tội mà tôi tạo ra, chỉ vì những sốc nổi của tuổi trẻ mà tôi đánh mất đi tình yêu đích thực của mình.
Giờ thì tôi đang chờ đợi sự tha thứ của chồng mình. Nếu cuộc hôn nhân này không thể cứu vãn thì đó chính là do bản thân tôi tạo ra, chỉ vì những hành động sốc nổi tuổi trẻ mà tôi đánh mất đi tình yêu đích thực của mình, đẩy cuộc hôn nhân đến bờ vực của thủ tục ly hôn.

Những câu nói tuyệt đối không nên với những người vừa chia tay

Thế gian không gì là tuyệt đối, hôn nhân cũng vậy, không có cuộc hôn nhân nào là hoàn hảo. Đôi lúc đằng sau vẻ ngoài hạnh phúc là những nỗi đau giấu kín.
Mọi người thường cho rằng, ngày đầu của tháng Giêng là ngày Ly Hôn khi có rất nhiều đôi vợ chồng trên hành tinh này quyết định bắt đầu năm mới bằng cách kết thúc cuộc sống hôn nhân gia đình để theo đuổi một mối tình mới.

Tan vỡ hôn nhân gia đình luôn mang đến một sự khó xử cho cả những người trong cuộc lẫn những người ngoài cuộc. Làm thế nào khi bạn có một người bạn vừa mới ly hôn. Bạn phải tâm sự như thế nào để không làm tổn thương đến lòng tự trọng và nỗi đau của họ?

Dưới đây là những câu nói mà bạn tuyệt đối không nên nói với những người trong cuộc khi họ vừa mới ly hôn.
Những câu nói tuyệt đối không nên với những người vừa chia tay

1. “Nhìn cậu hạnh phúc vậy mà! Tớ tưởng vợ chồng cậu là một đôi hoàn hảo cơ đấy...”

Theo nhà trị liệu tâm lý Tiffany Garrett, nếu bạn không phải là một chuyên gia tâm lý thì bạn đừng nên bao giờ xúi giục người khác ly hôn. Thêm vào đó những câu nói đầy vẻ tiếc nuối như “cuộc hôn nhân của cậu đẹp như mơ luôn ý, vậy mà…” chỉ làm cho người trong cuộc hoài nghi và tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Ta phải hiểu rằng không hề có cuộc hôn nhân nào là hoàn toàn hoàn hảo. Đôi lúc, ẩn dưới vẻ ngoài hạnh phúc là những nỗi đau mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu. Với những lời như thế này bạn sẽ chỉ làm cho bạn của mình đau buồn hơn mà thôi.

Vì thế thay vào đó bạn nên dẫn người bạn của mình đi dạo chơi, ăn uống thoải mái hay tâm sự riêng tư. Và rồi mọi thứ sẽ dần ổn định lại.

Hãy làm cho họ cảm thấy rằng họ vẫn được yêu thương dù cho hôn nhân có đổ vỡ đi chăng nữa. Hãy cố gắng đưa họ đi đến các sự kiện hay tiệc tùng cùng bạn bè và tìm mọi cách làm họ cảm thấy rằng họ vẫn ổn và cuộc sống vẫn còn đẹp tươi.

2. ‘’Trời ơi tôi rất tiếc!”

Nhiều người khi nghe tin ly hôn từ bạn mình đều sẽ có chung phản ứng như vậy, nhưng sự thông cảm đó lại làm cho con người ta cảm thấy như đang bị thương hại vậy. Đối với một số người, hôn nhân của họ giống như địa ngục và vì thế chẳng có gì tiếc nuối khi nó đã kết thúc cả.

Thực sự chúng ta không nên nói những câu như thế này khi người bạn của mình đang rơi vào hố sâu tuyệt vọng. (Ảnh minh họa)

Theo Elise Pettus, người sáng lập của UNtied.net, điều tồi tệ nhất sau khi ly hôn là người trong cuộc sẽ bị khủng hoảng tinh thần, không biết lúc này đây nên thật sự dứt áo ra đi hay cắn răng quay trở lại như trước. Những ánh mắt chia buồn, giống như đang muốn nói rằng “Thật tình tôi rất lấy làm tiếc cho bạn’’ sẽ khiến mọi thứ trở nên thật gượng gạo và không giúp ích được gì.

3. “Chả sao đâu, hơn phân nửa thế giới này cũng li hôn như cậu thôi”

Thực sự chúng ta không nên nói những câu như thế này khi người bạn của mình đang rơi vào hố sâu tuyệt vọng. Thử đặt mình vào trường hợp này và bạn sẽ cảm thấy sự kiện li hôn của mình với đứa bạn thân chả có gì đáng gọi là quan trọng.

Thay vào đó, hãy hỏi “Cậu cần gì ngay lúc này? Cấm nói không nhé”. Hãy cho họ thấy bạn thực sự sẵn lòng muốn giúp đỡ cho tới khi họ cảm thấy đủ yên tâm để chia sẻ và coi bạn như một chỗ dựa tinh thần vững chắc để vượt qua chuyện này.

4. “Cậu phải khiến cho anh ta trả giá cho những gì anh ta đã làm”

Sau khi chia tay, rất nhiều thứ sẽ trở nên xáo trộn và khiến cho chúng ta làm những điều khác với bình thường. Con người thường có suy nghĩ muốn “trả thù” nếu ai gây thương tích và làm mình khó chịu. Nhưng thực sự việc này chỉ khiến cho vết thương lòng khó hàn gắn. Hãy ngẩng cao đầu, tha thứ và cho qua đi tất cả. Đặc biệt khi hai người đã có con với nhau thì chuyện trả thù người tình cũ chẳng những không có tác dụng mà còn làm tình hình trở nên xấu đi.

5. “Cậu chắc rằng đã suy nghĩ cho con của cậu rồi chứ?”

Có một điều kì lạ rằng mọi người cảm thấy khá vui khi bàn về chủ đề ly hôn, nhất là việc ly hôn sẽ ảnh hưởng ra sao đến con cái. Tốt nhất bạn nên ít nói lại vì đúng hay sai là một quan điểm khá mơ hồ trong hôn nhân. Chỉ cần bạn tham gia vào chăm sóc con của người bạn khi có chuyện cần thì bạn đã thật sự giúp đỡ họ rất nhiều rồi. Đừng nên bao giờ cố chỉ bảo họ như thế nào mới là một người ba mẹ tốt.

6. “Nhưng mà cậu cưới được 14 năm rồi còn gì?”

Các chuyên gia cho rằng cho dù bạn cưới được bao lâu đi chăng nữa thì việc ly hôn nằm ở vấn đề trong mối quan hệ giữa hai người và chẳng liên quan gì đến thời gian họ bên nhau cả.

Có thể khi nghe câu này, những người trong cuộc sẽ tự trách bản thân sao không chia tay sớm hơn hay đơn giản là tự bảo rằng có nên cố gắng níu kéo chờ đợi thêm một năm nữa, lỡ đâu mọi chuyện bình thường lại thì sao... Và nỗi đau sẽ lại khó lành.

Nếu như không biết phải nói gì để phù hợp với những người mới ly hôn thì cách tốt nhất là thành thật với người bạn đó rằng bạn thương yêu họ và muốn giúp họ bằng bất cứ giá nào. Miễn là họ cảm thấy được thoải mái bình yên cho dù như thế nào đi nữa cũng là điều đúng đắn.

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Những vấn đề khi ly hôn

Sau các thủ tục ly hôn các cặp đôi thường yêu cầu toàn án giải quyết các vấn đề kem theo như: quyền nuôi con, tranh chấp đất đai, tài sản nợ chung.

Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: Bản án hoặc quyết định. Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án.

Những vấn đề khi ly hôn


Luật sư tham gia giải quyết vụ án ly hôn và tranh chấp tài sản chung vợ chồng dưới các hình thức sau:

1. Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật về ly hôn:

– Tư vấn về quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn:
– Tư vấn thủ tục thụ lý đơn yêu cầu ly hôn;
– Tư vấn thủ tục hoà giải tại Toà án;
– Tư vấn các căn cứ cho ly hôn;
– Tư vấn các quy định về thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên;
– Tư vấn các quy định về trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau ly hôn;
– Tư vấn về quyền thăm nom con sau ly hôn;
– Tư vấn nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn và thủ tục chia tài sản;
– Tư vấn thủ tục giải quyết ly hôn tại Toà án.

2. Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án ly hôn và tranh chấp tài sản chung vợ chồng.

– Tư vấn các hình thức khởi kiện để bảo vệ quyền lợi;
– Tư vấn viết đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện.

3. Luật sư tham gia bảo vệ khách hàng trong các vụ án ly hôn và tranh chấp tài sản chung vợ chồng:

– Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
– Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
– Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
– Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
– Tranh chấp về cấp dưỡng.
– Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Làm thế nào để đòi được tiền khi giấy vay nợ viết tay và không ghi rõ hạn trả?

Câu hỏi: Tôi cho người hàng xóm vay 800 triệu đồng nhưng chỉ viết giấy tay và không ghi ngày trả nợ. Nhưng khi tôi đòi thì nguời hàng xóm không trả nợ còn thách tôi cứ đi kiện vì tòa án sẽ không bảo vệ do cho vay bằng giấy tay. Điều này có đúng hay không?
Do thấy người hàng xóm cần tiền làm ăn và hứa mỗi tháng trả lãi 1% (cao hơn lãi ngân hàng một chút) nên tôi cho vay. Ngoài giấy viết tay tôi cũng không giữ tài sản thế chấp nào của người này. Nếu tôi muốn kiện thì phải nộp đơn ở đâu? Liệu giấy tay trên có được tòa chấp nhận?

Làm thế nào để đòi được tiền khi giấy vay nợ viết tay và không ghi rõ hạn trả?


Với thắc mắc của bạn, luật sư giỏi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Theo điều 471 Bộ luật dân sự thì hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Còn theo điều 401 Bộ luật dân sự:

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định;
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó;
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, giấy vay tiền được lập giữa bạn và bên vay là phù hợp quy định của pháp luật về hình thức.
Việc bạn và người hàng xóm viết giấy vay tiền được xem như giữa hai bên đã giao kết hợp đồng vay tài sản và theo đó, phát sinh các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 474 – Bộ luật dân sự 2005. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1.Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận;
5.  Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ;

Điều 477 – Bộ luật dân sự 2005. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn

1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác;
2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý;
Theo quy định trên thì bạn có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý. Việc báo trước một thời gian hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình chuẩn bị các điều kiện để trả nợ. Pháp luật không quy định thời gian thông báo hợp lý là bao nhiêu ngày mà thời gian này phụ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng khoản vay và người vay cụ thể.
Trường hợp người vay không trả nợ thì bạn có quyền yêu cầu bên vay thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ này. Và nếu bên vay cố tình không thực hiện nghĩa vụ thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án xét xử, bảo vệ quyền lợi của mình.
Do bạn và người hàng xóm ngụ cùng địa phương nên bạn có thể gửi đơn kiện đến TAND quận huyện nơi mình cư trú. Theo điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự, đơn khởi kiện của bạn phải đầy đủ các nội dung:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.
+ Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện.
+ Tên, địa chỉ của người khởi kiện.
+ Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có.
+ Tên, địa chỉ của người bị kiện.
+ Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có.
+ Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
+ Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.
Kèm theo đơn khởi kiện bạn có thể gửi các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp, nên bạn cần gửi giấy viết tay về việc vay nợ giữa hai bên trên đến tòa án để làm cơ sở bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về Luật sư Hà Nội – công ty luật The Light.


Theo ĐSPL

Có được cắt hộ khẩu của vợ sau khi ly hôn không?

Câu hỏi: Vợ chồng tôi đã ly hôn hơn 1 năm, sau khi ly hôn tôi nuôi phải đi thuê nhà và trực tiếp nuôi 3 con nhỏ mà không có tài sản hay nhà đất gì. Nay chồng tôi muốn cắt khẩu của cả 4 mẹ con tôi ra khỏi sổ hộ khẩu chung. Xin cho tôi hỏi chồng tôi có quyền cắt khẩu của mẹ con tôi không? Nếu bị cắt khẩu thì tôi sẽ nhập khẩu về đâu và thủ tục ra sao?
Với thắc mắc của bạn, Luật sư Hà Nội xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Thông thường, sau Bản án ly hôn thì quan hệ hôn nhân mặc nhiên chấm dứt, đường ai nấy đi, nhà ai nấy ở. Tuy nhiên trên thực tế, mọi chuyện không phải bao giờ cũng suôn sẻ như vậy. Một trong những rắc rối dễ thấy là vấn đề cắt chuyển hộ khẩu của người không còn quyền lưu trú trong căn nhà của người đã không còn là vợ, hoặc chồng mình.
Theo quy định của pháp luật thì sổ hộ khẩu gia đình là một tài liệu làm căn cứ để xác định việc đăng ký hộ khẩu thường trú của từng gia đình hoặc từng đơn vị lập sổ, và là một phương thức quản lý nhân khẩu và việc cư trú của người của cơ quan chính quyền.
Hiện nay, hộ khẩu không liên quan đến quyền lợi về tài sản hay việc làm như trước. Vì vậy Bản án của tòa chỉ tuyên chỉ đề cập đến việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, không đề cập đến vấn đề cư trú sau ly hôn. Do dó cơ quan công an không thể tự tiện cắt chuyển hộ khẩu của mẹ con bạn ra khỏi nơi cư trú theo yêu cầu của chồng cũ của bạn.
Mặt khác, hộ khẩu của một người là sự chứng nhận cư trú mang tính nhân thân. Chỉ có chính bạn mới có quyền điều chỉnh (di chuyển hoặc không). Đấy là quyền lợi của cá nhân (trừ khi cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định). Như vậy đối với trường hợp của bạn thì bạn có thể liên hệ với cơ quan công an quận huyện để làm thủ tục cắt chuyển hộ khẩu cho bạn và các con bạn.
Nếu bạn không phải là chủ hộ, bạn cần có sự đồng ý của chủ hộ khi thay đổi hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp bạn chưa có chỗ ở cố định mới, bạn cần tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng theo đúng quy định của pháp luật về cư trú.

Khoản 1, 2 Điều 27 Luật Cư trú 2006 (sửa đổi năm 2013) quy định:
1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu.
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này”.

Có được cắt hộ khẩu của vợ sau khi ly hôn không?

Tuy nhiên, Điều 23 Luật Cư trú quy định:
1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú;
2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện việc thay đổi nơi đăng ký thường trú”;
Điểm đ Khoản 1 Điều 22 Luật Cư trú quy định:
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xóa đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ”.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì thủ tục ly hôn xin gửi về Luật Sư Hà Nôi –Công ty luật The Light để được giải quyết.


Bị xử phạt thế nào khi không chịu đi nghĩa vụ quân sự?

Câu hỏi: Tôi năm nay 23 tuổi, vừa rồi tôi có nhận được giấy báo khám sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự. Kết quả kết luận tôi đủ tiêu chuẩn tuyển quân với toàn loại 1 chỉ có một mục đạt loại 3.
Kết quả cuối cùng là tôi đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Vậy tôi có thể bổ sung những giấy tờ chứng minh mình đang có một số bệnh để được miễn hoặc hoãn nghĩa vụ quân sự hay không? Và tôi mắc bệnh về bao tử, vảy phấn hồng, nổi mề đay, đã từng bị thuỷ đậu thì có được hoãn hay miễn không?
Tôi đã tốt nghiệp rồi nhưng hiện tại tôi vẫn còn đang theo học một số chương trình sau đại học và các khoá học khác ở trung tâm nhưng họ không cấp giấy xác nhận hoãn nghĩa vụ quân sự. Vậy tôi có thể làm đơn xin hoãn nghĩa vụ quân sự hay không khi đã trúng tuyển? Và nếu tôi đã trúng tuyển nhưng không đi thì chính xác tôi sẽ bị phạt như thế nào?

Bị xử phạt thế nào khi không chịu đi nghĩa vụ quân sự?

Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Theo quy định của thông tư 167/2010 thì tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân bao gồm:
a) Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
b) Các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ, các tiêu chuẩn khác về sức khỏe thực hiện theo tiêu chuẩn chung;
c) Những công dân mắt tật khúc xạ về mắt (cận thị, viễn thị), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, không gọi nhập ngũ vào Quân đội;
Mới đây, Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư 140/2015/TT-BQP ngày 16/12/2015 (có hiệu lực từ ngày 30/1/2016) quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.
Theo thông tư mới, không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Thông tư 140/2015/TT-BQP có hiệu lực thi hành từ ngày 30/01/2016. Thông tư 167/2010/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì quyết định của theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe, nếu bạn chỉ có một chỉ tiêu bị điểm 3 thì sức khỏe của bạn vẫn đạt loại 3 tức là vẫn đủ tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân.
Khi Hội đồng khám sức khỏe tiến hành kiểm tra sức khỏe đã kiểm tra tổng thể bao gồm các bệnh về bao tử, hay da liễu,... theo phụ lục số 01 ban hành kèm theo thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP. Nếu bạn bị mắc 1 trong các bệnh trong danh mục tại phụ lục 01 này thì bạn phải đem các giấy tờ có kết luận của cơ sở khám chữa bệnh đến khi khám. Tuy nhiên bạn không cung cấp được các giấy tờ trên. Đồng thời sau khi khám tổng thể về sức khỏe của bạn Hội đồng khám sức khỏe kết luận bạn có đủ sức khỏe để tham gia tuyển quân thì bạn không được hoãn nghĩa vụ.

Đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ:

Tại Khoản 1, Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo”.

Đối tượng được miễn gọi nhập ngũ:

Khoản 2, Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một.
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân.
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Đồng thời, Khoản 3, Khoản 4 Điều 41 của Luật Nghĩa vụ quân sự quy định: Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 41 của Luật Nghĩa vụ quân sự, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
Tại Điều 14 quy định đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự (có nghĩa là miễn nghĩa vụ quân sự), như sau: Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì trường hợp bạn tham gia chương trình sau đại học và các khóa học khác ở trung tâm không phải là một trường hợp được hoãn nghĩa vụ quân sự. Đồng thời việc hoãn nghĩa vụ quân sự phải có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì mới được hoãn.

Bị xử phạt thế nào khi không chịu đi nghĩa vụ quân sự?

Tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi và đạt các tiêu chuẩn về sức khỏe, tiêu chuẩn văn hóa thì công dân đó có nghĩa vụ tham gia quân sự. Trường hợp cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định của Điều 7 Nghị định 120/2013 công dân vi phạm về nhập ngũ có thể bị:
“phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ”.
Đồng thời theo Điều 259 Bộ luật hình sự có quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quan sự:
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình.
b) Phạm tội trong thời chiến.
c) Lôi kéo người khác phạm tội.
Nếu bạn đã bị xử lý vi phạm hành chính mà vẫn vi phạm tức là vẫn không chấp hành đúng lệnh gọi nhập ngủ thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về LuậtSư Hà Nội – Công ty luật luật The Light.

Theo ĐSPL

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Vay nợ bằng giấy viết tay có khởi kiện được không

" Tôi cho người hàng xóm vay 100 triệu đồng nhưng chỉ viết giấy tay. Đến hạn không trả nợ, người hàng xóm còn thách tôi cứ đi kiện vì tòa án sẽ không bảo vệ do cho vay bằng giấy tay. Điều này có đúng? "


Do thấy người hàng xóm cần tiền làm ăn và hứa mỗi tháng trả lãi 1% (cao hơn lãi ngân hàng một chút) nên tôi cho vay. Ngoài giấy viết tay, tôi cũng không giữ tài sản thế chấp nào của người này. Nếu tôi muốn kiện thì phải nộp đơn ở đâu? Liệu giấy tay trên có được tòa chấp nhận? (Vũ Minh Ngọc)
Vay nợ bằng giấy viết tay có khởi kiện được không

Tư vấn của luật sư:


Theo điều 471 Bộ luật dân sự, Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Mà theo điều 401 Bộ luật dân sự:

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, giấy vay tiền được lập giữa bạn và bên vay là phù hợp quy định của pháp luật về hình thức.

Việc bạn và người hàng xóm viết giấy vay tiền được xem như giữa hai bên đã giao kết hợp đồng vay tài sản và theo đó, phát sinh các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp người vay không trả nợ theo đúng thời hạn đã thỏa thuận thì bạn có quyền yêu cầu bên vay thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ này. Nếu bên vay cố tình không thực hiện nghĩa vụ thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án xét xử, bảo vệ quyền lợi của mình.

Trong trường hợp này, do bạn và người hàng xóm ngụ cùng địa phương nên bạn có thể gửi đơn kiện đến TAND quận huyện nơi mình cư trú. Theo điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự, đơn khởi kiện của bạn phải đầy đủ các nội dung:

- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện

- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

- Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

- Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;

- Tên, địa chỉ của người bị kiện;

- Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;

- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.

Kèm theo đơn khởi kiện bạn có thể gửi các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp, nên bạn cần gửi giấy viết tay về việc vay nợ giữa hai bên trên đến tòa án để làm cơ sở bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Khi khởi kiện bạn mang theo đơn khoiẻ kiện các tại liệu chứng cứ chưng minh cho yêu cầu của người khởi kiện có căn cứ và hợp pháp. Bạn cần gửi giấy viết tay về việc vay nợ giữa bạn và người hàng xóm đến tòa án để làm cơ sở bao bệ quyền lời hợp pháp của mình.
Công ty luật The Light nhận tư vấn pháp luật  các linh vực như tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác...

CÔNG TY LUẬT THE LIGHT
Trụ sở tầng 8 Tòa nhà CTM số 299 Đường Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (+84-4) 6328.6666; (+84-4) 6682.6868
Hotline: 0969961188 - Luật sư Minh; 0932831188 - Luật sư Quang
Tổng đài tư vấn 24/7: 19000069

Chủ quyền đất đang tranh chấp như thế nào

Một vụ tranh chấp đất đai diễn ra được tòa án thụ lý giải quyết nhưng khi tuyên xử thì lại được nhận nhiều văn bản đính chính lại thông tin khác nhau khiến cho đương sự "lãnh đủ"

Đó là trường hợp của bà Âu Thu An và ông Quách Quang khởi kiện bà Lý Ngọc Nương trong vụ tranh chấp 385,6m2 (bà Nương đang sử dụng) và đã được TAND tỉnh Bạc Liêu xử phúc thẩm vào tháng 9-2011.

Tòa tuyên buộc bà Nương phải trả lại một phần với diện tích 53,24m2, đồng thời tuyên “các đương sự có nghĩa vụ đi đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất các đương sự được quyền sử dụng theo quy định của pháp luật”.

Sau đó, TAND tỉnh Bạc Liêu có thông báo đính chính diện tích bà Nương phải trả là 23,3m2, không phải 53,24m2, do sai số trong khâu tính toán, phần còn lại nằm trong phạm vi lộ giới.

Bà An khiếu nại việc đính chính này, tháng 1-2015 TAND tỉnh Bạc Liêu có văn bản trả lời: “Tại thời điểm giải quyết vụ án của bà An thì đất trong phạm vi lộ giới không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Nếu ông Quang, bà An có yêu cầu Nhà nước tạm giao phần đất trong phạm vi lộ giới cho mình sử dụng thì được quyền yêu cầu UBND các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết”.

Trên cơ sở văn bản này, bà An và ông Quang đã có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi UBND phường 8, Phòng tài nguyên - môi trường và UBND TP Bạc Liêu. Trong khi bà Nương cũng có đề nghị các cơ quan trên xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà.


Tuy nhiên trong văn bản trả lời UBND phường 8 để cơ quan này có cơ sở xác nhận giải quyết hồ sơ cấp chủ quyền cho bà Nương, TAND tỉnh Bạc Liêu lại cho rằng “việc cấp giấy chứng nhận cho các đương sự thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

UBND TP Bạc Liêu đã có văn bản chỉ đạo Phòng tài nguyên - môi trường và UBND phường 8 lập thủ tục cấp chủ quyền và hiện UBND TP Bạc Liêu đã cấp chủ quyền cho 
bà Nương.

Một lãnh đạo Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Bạc Liêu cho rằng nếu tòa trả lời chỉ thụ lý giải quyết 23,3m2, phần còn lại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính như văn bản trả lời bà An mà UBND TP Bạc Liêu lại hiểu “tòa đã giải quyết xong vụ tranh chấp” là cách hiểu sai.

Đối với trường hợp này phải xem xét tình hình lại từ đầu, khi nào có quyết định giải quyết các khiếu nại cuối cùng thì mới xem xét hồ so cấp giấy sử dụng đất cho bà Nương

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Top 10 luật sư giỏi nhất trong lịch sử thế giới

10 cái tên của những vị luật sư giỏi dưới đây từng được vinh danh bởi những đóng góp của họ mạng lại mang đến sự thay đổi to lớn cho xã hội, cùng tìm hiểu lí do họ trở thành luật sư vĩ đại trong lịch sử như thế nào.
Top 10 luật sư giỏi nhất trong lịch sử thế giới


1. John Adams (1735-1826)


John Adams – Phó tổng thống đầu tiên và là Tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ, là người đã đứng lên chống lại chế độ nô lệ ở quốc gia này. Ông đã mang đến sự đổi thay toàn diện đối với chế độ thực dân và hệ thống pháp luật Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Ông cũng là luật sư đứng lên bảo vệ và bào chữa vô tội cho những binh lính Anh trong cuộc thảm sát ở Boston năm 1770.


2. Clare Foltz (1849-1934)


Là biểu tượng của các luật sư nữ trên thế giới, Foltz được biết đến là nữ luật sư giỏi đầu tiên của khu vực Bờ biển Tây nước Mỹ. Bà đã khởi kiện trường Luật Hastings vì phân biệt đối xử (không chấp nhận cho bà theo học vì lý do giới tính). Pháp luật Bang California đã phải sửa đổi để cho phép tất cả mọi người, bất kể nam hay nữ, thuộc bất kỳ chủng tộc hoặc dân tộc nào tham gia đoàn luật sư sau khi vượt qua kỳ thi tuyển luật sư.


3. Abraham Lincoln (1809-1865)


Không chỉ nổi tiếng nhờ cuộc đấu tranh của ông đối với chế độ nô lệ, Lincoln còn là một luật sư nổi tiếng ở bang Illinois. Vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ này cũng đã giải quyết rất nhiều vụ án khác nhau trên 20 năm. Ông cũng đã trở thành một trong những tổng thống thành công nhất của Hoa Kỳ.

4. Mohandas Karamchand Gandhi (1869-1948)


Tên thường gọi là Mahatma Gandhi. Bằng phương pháp đấu tranh bất bạo động, Gandhi đã dẫn khởi nền độc lập Ấn Độ, đưa nước mình thoát khỏi sự đô hộ của Anh, khích lệ những người dân bị đô hộ khác phấn đấu cho nên độc lập của nước nhà và đả đảo triệt để đế quốc Anh. Ông tốt nghiệp Khoa luật Đại học College London (một trường thuộc Đại học London) và bắt đầu hành nghề tại London vào năm 1800, sau đó chuyển sang Nam Phi. Ông tham gia vào các vụ kiện dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người di dân Ấn Độ. Từ lúc lãnh đạo cuộc đấu tranh giành tự do và đứng đầu đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ năm 1918, ông được hàng triệu người dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là Mahatma.

5. Sir Thomas More (1478-1535)


Thomas More là một luật sư, nhà triết học xã hội, tác giả, chính khách và nhà nhân văn nổi tiếng thời Phục Hưng. Trước khi bị xử quyết bởi nhà vua Henry VIII vì đã không công nhận thẩm quyền của Nhà thờ ở Anh, Sir Thomas More là Đại pháp quan (Lord Chancellor) và cũng là cố vấn quan trọng của nhà vua. Ông là một người thẳng thắn, trung thực và kiên trì với tư tưởng luật pháp của mình.

6. Thurgood Marshall (1908-1993)


Bị Đại học Luật Maryland từ chối vì màu da của mình, Marshall vẫn kiên trì với sự nghiệp học tập. Ông nổi tiếng vì đã giúp Ghana và Tanzania soạn thảo bộ hiến pháp của riêng họ. Trước khi trở thành một thẩm phán ông là một luật sư nổi tiếng với tỷ lệ thành công cao trong tranh cãi trước Toà án tối cao Hoa Kỳ.

7. Alan Dershowitz (SN 1938)


Tham gia vào một số vụ án như Patty Hearst, O.J Thompson or Mike Tyson, Dershowitz là một luật sư nổi tiếng chuyên bảo vệ quyền lợi của cá nhân. Ông tốt nghiệp Đại học Luật Yale và trở thành giáo sư luật trẻ nhất xuyên suốt lịch sử của trường ở tuổi 28. Ông là một học giả nổi tiếng về luật hiến pháp Hoa Kyf và luật hình sự.

8. Nelson Mandela (1918-2013)


Mandela hành nghề luật sư trước khi trở thành Tổng thống của Nam Phi. Ông tốt nghiệp trường Đại học Wiwatersrand và bắt đầu chiến dịch bảo vệ quyền con người và sự thống nhất đất nước. Ông lãnh đạo các hoạt động chống chủ nghĩa tách biệt chủng tộc ở Nam Phi và đã chiến thắng. Mandela đã được nhận 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có giải Nobel Hoà bình năm 1993.

9. Thomas Jefferson (1743-1826)


Là Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ, người sáng lập ra Đảng Dân chủ – Cộng hoà Hoa Ky (Democratic – Republican Party) và là một trong những người theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành lớn nhất thời cận đại. Thuở nhỏ, ông học ở quê nhà, rồi sau đó vào trường Đại học Willian &Mary (1760-1762). Năm 23 tuổi, ông trở thành luật sư. Ông là người đã viết Tuyên ngôn Độc lập Mỹ và thiết lập nền tảng cho hệ thống pháp luật Mỹ).

10. Sadie Alexander (1898-1989)


Bà là người phụ nữ đầu tiêng của Hoa kỳ nhận tấm bằng tiến sĩ danh giá. Từng tốt nghiệp trường Đại học Pennsylvania, bà Sadie là người da đen đầu tiên tham gia và Đoàn luật sư Pensylvania

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

10 điều luật mới có hiệu lực từ 1/1/2016

Kể từ ngày 1/1/2016, 10 luật có hiệu lực thi hành bao gồm: Luật căn cước công dân; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi; Luật hộ tịch; Luật nghĩa vụ quân sự; Luật tổ chức Chính phủ; Luật tổ chức chính quyền địa phương; Luật tổ chức Quốc hội; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Luật kiểm toán.

10 điều luật mới có hiệu lực từ 1/1/2016

Chồng được nghỉ việc tối thiểu 5 ngày khi vợ sinh con


Theo Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngày làm việc trong trường hợp sinh thường; 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc; trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Luật cũng quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp lao động nữ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh thay vì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con như Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.

Được cấp thẻ Căn cước công dân từ đủ 14 tuổi trở lên


Luật căn cước công dân lấy tên gọi của giấy tờ về căn cước công dân là thẻ Căn cước công dân để thay cho tên gọi "Chứng minh nhân dân" như hiện nay. Như vậy, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi sẽ được cấp thẻ Căn cước công dân để bảo đảm tính ổn định của các thông tin về nhân dạng của công dân đã được quy định trong Luật. Thẻ Căn cước công dân chỉ phải đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

10 điều luật mới có hiệu lực từ 1/1/2016


Thẻ Căn cước công dân có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Thẻ này được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan đăng ký hộ tịch


Luật hộ tịch gồm có 7 chương và 77 điều. Luật có những quy định cải cách mạnh mẽ về trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch, tạo thuận lợi tối đa cho người dân (như: đơn giản hóa và cắt giảm nhiều giấy tờ không cần thiết khi đăng ký hộ tịch; cải tiến phương thức nộp hồ sơ để người dân lựa chọn – nộp trực tiếp, gửi qua bưu chính hoặc qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến khi điều kiện cho phép; giảm thời hạn giải quyết đối với hầu hết các việc hộ tịch).

Luật hộ tịch cũng quy định cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan đăng ký hộ tịch cho mình mà không phải phụ thuộc vào nơi cư trú như trước đây. Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Khi đăng ký hộ tịch, người dân được cấp trích lục hộ tịch. Đối với một số việc hộ tịch quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân là khai sinh, kết hôn, Luật hộ tịch quy định sau khi đăng ký người dân vẫn được cấp bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Thuế suất thuế TTĐB tăng đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu và bia


Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, đối với thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) tăng từ 65% lên 70% từ ngày 01/01/2016 và 75% từ ngày 01/01/2019; với rượu dưới 20 độ, thuế suất thuế TTĐB là 30% từ ngày 01/01/2016 và 35% từ ngày 01/01/2018.

Đối với rượu từ 20 độ trở lên và bia, thuế suất thuế TTĐB cũng tăng thêm 5% lên 55% từ ngày 01/01/2016, 60% từ ngày 01/01/2017 và 65% từ ngày 01/01/2018.

10 điều luật mới có hiệu lực từ 1/1/2016

Độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đến hết 27 tuổi


Luật nghĩa vụ quân sự gồm 9 chương, 62 điều, trong đó, Luật quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đến hết 27 tuổi (hiện nay là đến hết 25 tuổi) đối với công dân đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ để học chương trình đào tạo đại học, cao đẳng.

Để đảm bảo cho công dân chủ động chuẩn bị thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ; đồng thời, tạo điều kiện cho địa phương trong xây dựng, thực hiện kế hoạch gọi công dân nhập ngũ hàng năm, Luật nghĩa vụ quân sự đã quy định cụ thể thời điểm gọi công dân nhập ngũ được thực hiện vào tháng 2 hoặc tháng 3 hằng năm.

Tất cả các đơn vị hành chính đều tổ chức Hội đồng nhân dân


Luật tổ chức chính quyền địa phương gồm 8 chương, 143 điều, trong đó có những điểm mới về mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính; cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.


Theo Luật, tất cả các đơn vị hành chính đều tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (cấp chính quyền địa phương), đồng thời chấm dứt việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường từ ngày 1/1/2016.

Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 6

Với 7 chương, 50 điều, Luật tổ chức Chính phủ quy định cụ thể số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 5; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 6. Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.


Bổ sung đơn vị được kiểm toán là cơ quan quản lý sử dụng công


Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 bổ sung đơn vị được kiểm toán là: Cơ quan quản lý sử dụng công; đối với các doanh nghiệp, thực hiện kiểm toán đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống, khi cần thiết, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp.


Làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan


Với 8 chương, 41 điều, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã làm rõ được mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với: Đảng, Nhà nước, Nhân dân, các tổ chức mà trước đây quy định rải rác ở các luật khác, trong các văn bản của Đảng hoặc Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Về hoạt động phản biện xã hội, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định cụ thể về tính chất, mục đích và nguyên tắc phản biện xã hội; đối tượng, nội dung, phạm vi phản biện xã hội; hình thức phản biện xã hội; quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động phản biện xã hội; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện.

Xác định cụ thể vị trí pháp lý của đại biểu Quốc hội chuyên trách


Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 gồm 7 chương, 102 điều. Luật đã bổ sung thêm nhiều quy định để bảo đảm đại biểu Quốc hội giữ vai trò trung tâm trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội; bổ sung các quy định nhằm xác định cụ thể vị trí pháp lý của đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 đã xây dựng quy định mới về chức danh Tổng thư ký. Theo đó, Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm để tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội. Tổng thư ký là đại biểu Quốc hội đồng thời giữ vai trò là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động của Văn phòng Quốc hội.

Theo baochinhphu



Để biết thêm thông tin chi tiết về các điều luật mới sửa đổi năm 2016, bạn đọc hãy truy cập vào website: http://luatsuthudo.vn/ của luật sư Hà Nội – Công ty luật The Light để biết thêm thông tin chi tiết.

Tranh chấp 50m đất ông lão bị đánh vỡ sọ

Phần đất đang thuộc diện tranh chấp nhưng hàng xóm lại xây nhà lấn lên mảnh đất này. Vào giải cứu con đang bị hành hung và ngăn cản người người hàng xóm khi tranh chấp đất đai, ông Thép bất ngờ bị người khác dùng cuốc tấn công vỡ sọ hôn mê hơn 15 ngày.

Tại xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, gia đình ông Lê Đình Hùng tranh chấp 50 cm đất với gia đình ông Nguyễn Văn Thép (60 tuổi). Việc này kéo dài khá lâu, chính quyền nhiều lần yêu cầu hai nhà tạm đình chỉ xây dựng để cán bộ địa chính cắm mốc giới.

Lê Thị Xuyến (con dâu ông Thép) cho biết, sáng 18/4, vợ chồng ông Hùng đưa nhiều người đến phần đất của gia đình chị để uy hiếp, cho thợ đào móng xây nhà.

Xô xát xảy ra, con rể của ông Thép là Lê Danh Tám bị đám đông dùng gạch đá đánh đến bất tỉnh. Theo chị Xuyến, ông Thép vào can ngăn và bị ông Lê Đình Phúc (họ hàng của ông Hùng) cầm cuốc chim đánh vào đầu khiến gục tại chỗ.

Ông Thép bị chấn thương sọ não, tụ máu, phù não, hiện vẫn hôn mê. Anh Danh đang điều trị tại bệnh viện ở Hà Nội.


Tranh chấp đất đai không sổ đỏ và có sổ đỏ khác nhau như thế nào?
Nơi xảy ra vụ tranh chấp 50 cm đất. Ảnh: Cắt từ clip


“Vụ án xảy ra đã nhiều ngày nhưng những kẻ gây án vẫn nhởn nhơ, thách thức đe dọa gia đình tôi”, chị Xuyến trình bày trong đơn kêu cứu gửi các cơ quan tố tụng địa phương.

Ngày 3/5 theo traođổi với phóng viên, ông Vực hiện là công an Trưởng xã Hoăng Quỳ cho hay, sau khi có được lờikhai của của những người liên quan. "Một số người đã thừa nhận hành vi dùng cuốc, gạch, đá đánh trọng thương gia đình ông Thép", hồ sơ đã được chuyển về Công an Huyện. Và theo như ông Đức chủ tich UBND xã thì gia đình ông Hùng cũng không chấp hành quyết định đình chỉ xây dựng của địa phương nên sự việc đã xảy ra.
Sưu tập Vnexpress

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu về luật tranh chấp đất đai cũng như cần sự tư vấn, hỗ trợ về vấn đề này xin vui lòng liên hệ với Công ty luật The Light để biết thêm chi tiết.

Tranh chấp đất đai không sổ đỏ và có sổ đỏ khác nhau như thế nào?

Theo quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, khoản khoản 1 điều 203 thì: "Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết".

Cũng tại khoản 2 điều 203 Luật đất đai quy định: "Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai, một là Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, hai là khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự".

Tranh chấp đất đai không sổ đỏ và có sổ đỏ khác nhau như thế nào?


Như vậy đối với đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các giấy tờ theo quy định của pháp luật để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

Ngoài ra, cũng theo Điều 100 Luật đất đai năm 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Nói chung, đối với đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chỉ có thể khởi kiện ra Tòa án, nhưng đối với đất chưa có Giấy chứng nhận hoặc chưa có một trong các giấy tờ nêu trên thì có thể lựa chọn hoặc khởi kiện đến Tòa án hoặc đề nghị giải quyết tranh chấp đất tại Ủy ban Nhân dân có thẩm quyền.

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu về luật tranh chấp đất đai cũng như cần sự tư vấn và hỗ trợ về vấn đề này xin vui lòng liên hệ với Hội luật sư Hà Nội - Công ty luật The Light để biết thêm chi tiết.

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Những vụ xét xử luật sư nổi tiếng trên thế giới

Nhiều công ty luật nổi tiếng sẵn sàn trả 80.000USD một năm để giữ chân những luật sư này dù họ chẳng phải làm gì. Tuy vậy vẫn có không ít các luật sư giỏi nổi tiếng tại Mỹ phải ra trước vành móng ngựa và chịu những bản án thích đáng.

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Alberto Gonzales, người đứng đầu cơ quan thực thi pháp luật từng thừa nhận phạm sai lầm trong việc sa thải 8 luật sư then chốt của chính phủ. Quốc hội Mỹ cũng từng điều tra liệu việc sa thải gần 1/10 luật sư của chính phủ có phải là một cuộc thanh trừng.


Những vụ xét xử luật sư nổi tiếng trên thế giới
Luật sư Lynne Stewart

Ông Alberto Gonzales cho biết, Nhà Trắng từng đề nghị sa thải 93 luật sư của chính phủ. Tờ Washington Post từng đưa tin, cựu cố vấn Harriet Miers của cựu Tổng thống Bush là "cha đẻ" của ý tưởng này. Chính vì bê bối kể trên nên ông Alberto Gonzales đã phải từ chức (26/8/2007). Trước đó (20/3/2007), Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu tước quyền bổ nhiệm luật sư của chính phủ, quyền hạn vốn có của Bộ trưởng Tư pháp Alberto Gonzales.


Danh tiếng của Tiến sỹ, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cũng từng bị tổn thương sau khi giới truyền thông đăng tải mối quan hệ tình ái của ông với nữ diễn viên Jill St John. Điều đáng nói là nữ diễn viên Jill St John nguyên là bạn gái của luật sư nổi tiếng Sidney Korshak, người bị cáo buộc có mối quan hệ mờ ám với giới tội phạm có tổ chức.


Luật sư Sidney Korshak, người được giới chuyên môn gọi với biệt danh "Kẻ dàn xếp" từng khẳng định, Tiến sỹ Henry Kissinger đã hẹn hò với Jill St John cho dù biết cô đang gắn bó với mình. Cựu Tổng thống Nixon rất thất vọng về mối quan hệ này.

Năm 2006 tòa án liên bang Manhattan đã kết án 28 tháng tù cho luật sư người Mỹ Lynne Stewart vì giúp thân chủ người Ai Cập gửi thông điệp đến khủng bố.

Cơ quan nào chịu trách nhiệm tranh chấp đất đai không giấy tờ

Theo điều luật 136 Luật đất đai được ban hành 2003 thì các vụ tranh chấp đất đai đã được UBND cấp phường, xã thị trấn giải quyét nhưng không được sự nhất chí của các đương sự một bên thì giải quyết như sau:

1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:

a) Trường hợp Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;

b) Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.

Như vậy, Luật đất đai 2003 quy định người tranh chấp (không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật) thì chỉ được quyền khiếu nại đến UBND cấp có thẩm quyền chứ không khởi kiện ra tòa án được.

Hiện nay, theo quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013:

“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Cơ quan nào chịu trách nhiệm tranh chấp đất đai không giấy tờ

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Như vậy, trường hợp đương sự không có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ theo quy định thì giữa Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2003 có sự khác biệt lớn về việc giải quyết tranh chấp đất đai. Cụ thể là Luật Đất đai 2013 cho phép đương sự được khởi kiện ngay tại TAND có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp đất đai (bằng một vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự).

Trong khi đó, theo luật cũ thì đương sự chỉ được quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND có thẩm quyền. Trường hợp chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết nếu không đồng ý và không khiếu nại đến chủ tịch UBND cấp tỉnh (hoặc chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết mà vẫn không đồng ý nhưng không khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ TN&MT) thì đương sự được quyền khởi kiện quyết định giải quyết của chủ tịch UBND đó (bằng một vụ án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính).

Về thủ tục hòa giải tại UBND xã trước khi nộp đơn kiện ra tòa: Trước đây, các tranh chấp đất đai đều bắt buộc đương sự phải gửi đơn đến UBND xã, phường để yêu cầu hòa giải và chỉ khi nào UBND xã, phường hòa giải không thành hoặc không hòa giải được thì đương sự mới có quyền khởi kiện ra tòa án. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 8 Nghị quyết số 05 ngày 3/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã hướng dẫn như sau:

- Các tranh chấp quyền sử dụng đất (tức là bên nào cũng cho rằng quyền sử dụng đất là của mình) bắt buộc phải được hòa giải tại UBND cấp xã.

- Các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất… thì không phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp (nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục hòa giải theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự khi tòa án tiến hành giải quyết vụ án).

Theo như hướng giải quyết đã nêu trên, các vụ tranh chấp đất đai của gia đình hàng xóm bố mẹ là người tranh chấp "liên quan đến quyền sử dụng đất", không hòa giải tại các UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Các bạn có nhu cầu tư vấn tranh chấp đất đai, hãy liên hệ CÔNG TY LUẬT THE LIGHT, nơi những luật sử giỏi có kinh nghiệm lâu năm sẽ hướng dẫn bạn tận tình.
Trụ sở tầng 8 Tòa nhà CTM  số 299 Đường Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (+84-4) 6328.6666; (+84-4) 6682.6868
Hotline: 0969961188 - Luật sư Minh;  0932831188 - Luật sư Quang
Tổng đài tư vấn 24/7: 19000069