Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Đột nhập nhà bạn cưỡng hiếp em gái

Đột nhập vào nhà Th. vào giữa đêm để thực hiện hành vi cưỡng hiếp nhưng Th. kháng cự, để đạt được hành vi đồi bài Phúc thẳng tay đanh vào mặt cô bé đề cưỡng ép.
Công an tỉnh Tây Ninh vừa cho biết đã khởi tố vụ án và bị can Nguyễn Thanh Phúc (20 tuổi, ngụ tại ấp Trảng Ba Chân, xã Suối Ngô, huyện Tân Châu) về hành vi "Hiếp dâm trẻ em".

Đối tượng Nguyễn Thanh Phúc. 


Theo ghi nhận vào khoản 0 giờ 30 ngày 16.2 (mùng 9 Tết) sau khi nhậu say về Phúc qua nhà bạn tên N.H.T nhưng người này không có ở nhà.
Đến nơi thấy em N.Tha (sinh 28.12.2001) là e gái T đang ở nhà 1 mình nên nảy sinh ý định cưỡng hiếp. Do em Th. đã khóa chốt trước của không cho Phúc vào, hung thủ đã cạy cửa hông đột nhập vào nhà và thực hiện hành vi đồi bại của mình.
Th. kháng cự thì bị Phúc thẳng tay đánh vào mặt. Quá đau đớn sáng sớm cùng ngày Th. làm đơn tố cao đến công an cùng địa phương. Trước mắt co quan điều tra Phúc đã thừa nhận mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Theo như được biết hoàn cảnh gia đình của Th. neo đơn. Cha mẹ ly hôn, mẹ hiện xuất khẩu lao động ở ngước ngoài, còn cha đã có gia đình khác nên 2 anh em Th. chỉ biết nương tựa vào nhau.
Công ty luật The Light nhận tư vấn pháp luật giải đáp các thắc mắc của bạn về luật pháp nhà nước Việt Nam. Khi có vấn đề khó giải quyết hãy liên hệ với The Light, đội ngũ luật sư giỏi giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn và giải đáp mọi thắc.

Xâm hại tinh thần công dân có vi phạm pháp luật

Luật pháp nhà nước không chỉ đơn giản là bảo vệ công dân của nước họ trước những hành vi làm tổn hại đến thân thể mà còn qui định những mức độ vi phạm của những hành vi khủng bố tinh thần con người. Tùy theo những mức vi phạm mà nhà nước có thể xử phạt các đối tượng.

Hành vi khủng bố tinh thần mức độ nhẹ

Theo quy định của pháp luật, hành vi nhắn tin đe dọa, rạch yên xe, đặt vòng hoa, đổ chất thải trước cửa nhà người khác là vi phạm pháp luật vì xâm hại đến sức khỏe, tài sản của công dân, xâm hại đến trật tự trị an của địa phương. Tùy theo mức độ, hậu quả đã gây ra mà người vi phạm có thể bị pháp luật xử lý như sau:

Đối với trường hợp nhắn tin mà không mang tính chất đe dọa giết người, nhưng lại có những lời đe dọa nhằm ép buộc người nhận tin nhắn phải thực hiện các yêu sách của người nhắn thì không phạm tội hình sự nhưng bị xử phạt hành chính. Quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định số 83/2011/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông trong trường hợp đe dọa người khác.

Cụ thể người nào lợi dụng hoạt động viễn thông để thực hiện một trong các hành vi “đe dọa, quấy rối, xúc phạm, xuyên tạc, vu khống uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” bị phạt tiền 10-20 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị buộc chấm dứt sử dụng dịch vụ viễn thông.
Đặt vòng hoa trước cửa nhà là một hình thức khủng bố tinh thần vi phạm pháp luật.

Đối với hành vi hủy hoại tài sản. ví dụ như rạch yên xe. Đối với giá trị tài sản bị hủy hoại thấp (dưới 2 triệu đồng) thì sẽ không bị truy cứu hình sự nhưng sẽ bị xử phạt hành chính. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội: Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền 2-5 triệu đồng.

Đối với hành vi đặt vòng hoa, đổ chất thải trước cửa nhà người khác mà gây thiệt hại về tinh thần với người bị hại và xâm hại trật tự công cộng thì sẽ được pháp luật bảo vệ. Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP với hành vi gây rối trật tự công cộng thì mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến một triệu đồng.

Khi nào thì hành vi đe dọa bị khép vào tội hình sự?

Khi mà hành vi đe dọa giết người được kết hợp với các hành động khác khiến cho người bị đe dọa lo sợ và tin rằng việc giết người là có thể xảy ra. Có thể là đe dọa giết nạn nhân nhưng cũng có thể là đe dọa giết người thân nạn nhân thì đều bị khép vào tội hình sự (theo quy định tại Điều 103 Bộ Luật hình sự).

Mức phạt đối với tội này: “Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm”.

Khủng bố tinh thần tùy theo mức độ mà xét vào tội phạm hình sự hay không.

Phải làm gì khi bị khủng bố tinh thần?

Để quyền lợi cá nhân được đảm bảo, bạn cần phải làm đơn tố cáo hành vi vi phạm của kẻ đã đe dọa bạn tới cơ quan điều tra các cấp như quận huyện. Khi có đủ các cơ sở để có thể xử lý vi phạm hình sự, cơ quan đó sẽ tiến hành khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với người có hành vi phạm pháp. Trong trường hợp vi phạm có dấu hiệu hình sự nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự co quan công an ra quyết định xử phạt hành chính động thời áp dụng các biện pháp khác theo quy định của pháp luât bắt buộc người vi phạm chấm dứt hành vi.

Để có chứng cứ nộp kèm theo đơn tố cáo, bạn cần cung cấp cho cơ quan điều tra các tin nhắn đe dọa khủng bố tinh thần, các biên bản làm việc của công an xã, phường về việc kẻ khủng bố tinh thần bạn. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp cho cơ quan điều tra ảnh chụp hiện trường sự việc, lời khai của các nhân chứng để cơ quan điều tra có thêm thông tin khi giải quyết vụ việc.

Nếu bạn trực tiếp là nạn nhân của những vụ việc nêu trên hãy liên hệ ngay với văn phòng luật sư uy tín để đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẽ nhiệt tình tư vấn pháp luật giúp bạn và đưa ra cho bạn hướng giải quyết tốt nhất.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Thẻ căn cước có dành cho người chuyển giới?

Theo quy định mới, công dân nước ta sẽ chuyển sang sử dụng thẻ căn cước thay vì chứng minh nhân dân như trước đây. Thẻ căn cước áp dụng tiêu chuẩn hóa, hy vọng sẽ mang đến nhiều sự tiện lợi cho người sử dụng hơn. Một trong những điểm được quan tâm khi áp dụng luật dùng thẻ căn cước đó chính là nó có dành cho người chuyền giới. Nếu như khi dùng giấy chứng minh nhân dân trước đây, người chuyển giới vẫn phải để giới tính và tên cũ thì họ đang hy vọng vào sự đổi mới của pháp luật khi xã hội đã “cởi mở” hơn về vấn đề này.

 Thẻ căn cước có dành cho người chuyển giới?

Quy định pháp luật về đổi thẻ căn cước

- Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định 88/2008/NĐ-CP ngày 5/8/2008 của Chính phủ quy định về xác định lại giới tính, pháp luật hiện hành chỉ cho phép cá nhân xác định lại giới tính trong trường hợp “giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật”.

- Theo quy định này, việc chuyển đổi giới tính với những người đã hoàn thiện về giới tính không được pháp luật thừa nhận, mặc dù thực tiễn xã hội có rất nhiều trường hợp đã chuyển đổi giới tính và đang có nguyện vọng chuyển đổi giới tính.

- Khắc phục những vướng mắc, bất cập nói trên tại Bộ luật Dân sự sửa đổi có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017 và Luật hộ tịch 2014 (đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2016) đã quy định về quyền thay đổi hộ tịch đối với người chuyển đổi giới tính, cụ thể như sau:

- Theo điều 37 Bộ luật Dân sự: Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

- Điều 3 Luật Hộ tịch cho phép ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp:

a) Thay đổi quốc tịch;

b) Xác định cha, mẹ, con;

c) Xác định lại giới tính.

Đối chiếu các quy định vừa trích dẫn ở trên, nếu người chuyển giới được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi giới tính thì sau khi việc chuyển đổi giới tính được hoàn thành, người đó có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch 2014. Bên cạnh đó, họ cũng có quyền được làm thủ tục xin cấp thẻ căn cước công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân.

Khi đi đăng ký thay đổi hộ tịch hoặc thực hiện thủ tục xin cấp thẻ căn cước công dân cần lưu ý ngoài những hồ sơ thông thường theo quy định cần mang theo giấy chứng nhận y tế sau khi đã xác định lại giới tính.

Mọi thông tin liên quan đến pháp luật chuyển giới và thẻ căn cước của quý thân chủ sẽ được đội ngũ luật sư giỏi của The Light giải đáp một cách triệt để nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi có nhu cầu!

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Vợ có được hưởng tài sản thừa kế của chồng cũ khi tái giá

Cuộc sống dường như không phải lúc nào cũng giống như ý nguyện của chúng ta. Và chia ly là điều mà chẳng ai mong muốn. Có gia đình ly tán vì vợ chồng không hợp dẫn đến các vụ án ly hôn, nhưng cũng có những đau thương ập đến với người khác khi người chồng, người cha chẳng may qua đời, để lại vết sẹo còn mãi trong cuộc đời. Song dù thế nào, chúng ta vẫn phải sống tiếp, để bước đến những chặng đường phía trước. Chuyện tái hôn sau khi chồng mất không còn quá xa lạ trong đời sống hiện nay. Vì suy cho cùng, ai cũng cần một người để ở bên và đồng hành trong quãng đường còn lại. Trong trường hợp này, có khá nhiều luồng ý kiến cho rằng, khi vợ đã đi bước nữa thì không có quyền hưởng tài sản của chồng cũ. Vậy điều đó có đúng không? Các chuyên viên luật sư giỏi đã cho chúng ta những cái nhìn tổng quan về vấn đề này. Mời bạn đọc cùng theo dõi tiếp dưới đây. 

Vợ có được hưởng tài sản thừa kế của chồng cũ khi tái giá

Quy định hưởng tài sản thừa kế ở nước ta theo pháp luật

Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật. Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; 

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; 

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 

Điều luật quy định những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 

Với quy định nói trên, con dâu không được hưởng thừa kế theo pháp luật của bố, mẹ chồng. 

Về quyền thừa kế của vợ đối với chồng, theo quy định tại Điều 676 nói trên, người vợ thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chồng nên về nguyên tắc, vợ được hưởng thừa kế tài sản mà chồng để lại theo quy định của pháp luật. 

Liên quan việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã kết hôn với người khác, Điều 680 quy định người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Quy định mới về quyền của cảnh sát giao thông thế nào?

Giao thông đường bộ nước ta còn rất nhiều điểm bất cập, một phần đến từ ý thức người dân và phần còn lại do ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng. Do vậy mà ở một số tuyến đường quan trọng, sự hiện diện của cảnh sát giao thông là điều không thể thiếu. Mới đây, quy định mới đã bổ sung thêm một số quyền hạn của cảnh sát giao thông và sẽ được áp dụng trong năm nay. Để hiểu rõ hơn về quyền cảnh sát giao thông trong quy định mới, chúng tôi đã tổng hợp lại các thông tin cần thiết dưới đây, hy vọng sẽ mang đến cái nhìn tổng quan cho các bạn đọc giả quan tâm.

Thêm quyền cho cảnh sát giao thông

- Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát,...

- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự an toàn xã hội và các vi phạm hành chính,...

- Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật,... 

- Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân phối hợp giải quyết tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông hoặc các trường hợp khác gây mất trật tự an toàn giao thông.

- Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. 

- Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển; sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.

- Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
 
Quy định mới về quyền của cảnh sát giao thông thế nào?

Các trường hợp dừng phương tiện giao thông

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.

- Thực hiện kế hoạch, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng công an cấp huyện trở lên.

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự... Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp. 

- Tin báo, tố giác tội phạm về hành vi vi phạm pháp luật và phương tiện tham giao thông.
Nhận biết xe công vụ của cảnh sát giao thông 

- Hai bên thành ôtô tuần tra có vạch sơn phản quang màu xanh nước biển, ở giữa có dòng chữ "CẢNH SÁT GIAO THÔNG" màu trắng (bằng chất liệu phản quang), kích cỡ chữ 10cm x 10cm, nét chữ 3cm.

- Hai bên bình xăng hoặc ở sườn hai bên thùng phía sau hoặc ở hai bên cốp xe mô tô hai bánh tuần tra có dòng chữ "C.S.G.T" màu xanh (bằng chất liệu phản quang). Tùy từng loại xe được bố trí kích cỡ chữ và khoảng cách các màu chữ cho cân đối, phù hợp.

- Màu sơn của xe ôtô, mô tô sử dụng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát là màu trắng.

Văn phòng luật sư uy tín The Light với đội ngũ luật sư giỏi sẵn sàng giải đáp các thắc mắc liên quan đến mọi vấn đề có ảnh hưởng của pháp luật. Hãy liên hệ với The Light ngay khi có nhu cầu!

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Quốc tịch hộ tịch là gì?

Quốc tịch là gì?

Quốc tịch cho phép nhà nước có quyền lực pháp lý với một cá nhân và cũng cho phép cá nhân quyền được bảo vệ bởi nhà nước.
Quốc tịch là trạng thái pháp lý thể hiện mối quan hệ của một công dân với quốc gia nhà nước là quyền của một thành viên của quốc gia nhà nước có chủ quyền. Ở một số nơi trên thế giới quốc tịch của một người được quyết định bởi chính dân tộc của người đó hơn là quyền công dân.

Điều 15 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền chỉ rõ "Mọi người đều có quyền với một quốc tịch" và "Không ai đáng bị tước quốc tịch một cách tùy tiện hay bị từ chối quyền đổi quốc tịch". Các quốc gia có quyền quyết định công dân của nước đó. Những việc quyết định này là một phần của luật quốc tịch. Trong một vài trường hợp, việc quyết định quốc tịch được dựa theo luật pháp quốc tế.

Từ quyền công dân thường được sử dụng khác với quốc tịch, khác biệt cơ bản nhất của quyền công dân là công dân có quyền được tham gia vào đời sống chính trị của một nhà nước, như việc bầu cử hoặc ứng cử. Trong khi thuật ngữ quốc tịch có thể bao gồm những người là công dân và những người không phải là công dân.

Ngoài ra, quốc tịch còn có thể là quyền thành viên của một dân tộc (một nhóm người có cùng mối quan hệ về dân tộc và văn hóa) dù dân tộc đó không có nhà nước, ví dụ nhưngười Basque, người Kurdistan, người Tamil, người Scotland.

Quốc tịch hộ tịch là gì?

Hộ tịch là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết.

Đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện:

+ Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc;

+ Ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi.

Nguồn: Internet

Công ty luật The Light chuyên tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình, luật hình sư, cũng như giải đáp thắc mắc về quốc tịch hộ tịch cho mọi cá nhân có nhu cầu.

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Qui định mới nhất về hủy hôn trái pháp luật 2016

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thì không áp dụng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Vừa qua, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13.

Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2016.



Xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

- Khi xem xét, giải quyết yêu cầu có liên quan đến việc hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào yêu cầu của đương sự và điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận quan hệ hôn nhân quy định tại Điều 8 và Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình để quyết định.

- Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình thì Tòa án xử lý như sau: Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn; Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Trường hợp có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến thời điểm hủy việc kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo quy định tại Điều 12 của Luật hôn nhân và gia đình.

Trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trường hợp này, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con từ thời điểm kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến trước thời điểm đủ điều kiện kết hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm đủ điều kiện kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình.

- Trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình thì thực hiện như sau: Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật; Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trường hợp quyết định theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản này thì Tòa án áp dụng quy định tại Điều 12 của Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật.

- Khi xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình có hiệu lực tại thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân để xác định việc kết hôn có trái pháp luật hay không. Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu xử lý việc kết hôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật tố tụng dân sự có hiệu lực tại thời điểm giải quyết. Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thuộc trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc từ năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60/TATC ngày 22-02-1978 của Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác”.

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

- Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau: Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn; Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

- Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

- Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

- Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

(1) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng;

(2) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn;

(3) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự;

(4) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

- Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.

- Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực nhưng kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng Thông tư liên tịch này để giải quyết. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thì không áp dụng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Theo: ĐSPL
CÔNG TY LUẬT THE LIGHT văn phòng luật sư tư vấn ly hôn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc pháp luật về luật hôn nhân gia đình Việt Nam.