Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Xâm hại tinh thần công dân có vi phạm pháp luật

Luật pháp nhà nước không chỉ đơn giản là bảo vệ công dân của nước họ trước những hành vi làm tổn hại đến thân thể mà còn qui định những mức độ vi phạm của những hành vi khủng bố tinh thần con người. Tùy theo những mức vi phạm mà nhà nước có thể xử phạt các đối tượng.

Hành vi khủng bố tinh thần mức độ nhẹ

Theo quy định của pháp luật, hành vi nhắn tin đe dọa, rạch yên xe, đặt vòng hoa, đổ chất thải trước cửa nhà người khác là vi phạm pháp luật vì xâm hại đến sức khỏe, tài sản của công dân, xâm hại đến trật tự trị an của địa phương. Tùy theo mức độ, hậu quả đã gây ra mà người vi phạm có thể bị pháp luật xử lý như sau:

Đối với trường hợp nhắn tin mà không mang tính chất đe dọa giết người, nhưng lại có những lời đe dọa nhằm ép buộc người nhận tin nhắn phải thực hiện các yêu sách của người nhắn thì không phạm tội hình sự nhưng bị xử phạt hành chính. Quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định số 83/2011/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông trong trường hợp đe dọa người khác.

Cụ thể người nào lợi dụng hoạt động viễn thông để thực hiện một trong các hành vi “đe dọa, quấy rối, xúc phạm, xuyên tạc, vu khống uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” bị phạt tiền 10-20 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị buộc chấm dứt sử dụng dịch vụ viễn thông.
Đặt vòng hoa trước cửa nhà là một hình thức khủng bố tinh thần vi phạm pháp luật.

Đối với hành vi hủy hoại tài sản. ví dụ như rạch yên xe. Đối với giá trị tài sản bị hủy hoại thấp (dưới 2 triệu đồng) thì sẽ không bị truy cứu hình sự nhưng sẽ bị xử phạt hành chính. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội: Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền 2-5 triệu đồng.

Đối với hành vi đặt vòng hoa, đổ chất thải trước cửa nhà người khác mà gây thiệt hại về tinh thần với người bị hại và xâm hại trật tự công cộng thì sẽ được pháp luật bảo vệ. Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP với hành vi gây rối trật tự công cộng thì mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến một triệu đồng.

Khi nào thì hành vi đe dọa bị khép vào tội hình sự?

Khi mà hành vi đe dọa giết người được kết hợp với các hành động khác khiến cho người bị đe dọa lo sợ và tin rằng việc giết người là có thể xảy ra. Có thể là đe dọa giết nạn nhân nhưng cũng có thể là đe dọa giết người thân nạn nhân thì đều bị khép vào tội hình sự (theo quy định tại Điều 103 Bộ Luật hình sự).

Mức phạt đối với tội này: “Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm”.

Khủng bố tinh thần tùy theo mức độ mà xét vào tội phạm hình sự hay không.

Phải làm gì khi bị khủng bố tinh thần?

Để quyền lợi cá nhân được đảm bảo, bạn cần phải làm đơn tố cáo hành vi vi phạm của kẻ đã đe dọa bạn tới cơ quan điều tra các cấp như quận huyện. Khi có đủ các cơ sở để có thể xử lý vi phạm hình sự, cơ quan đó sẽ tiến hành khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với người có hành vi phạm pháp. Trong trường hợp vi phạm có dấu hiệu hình sự nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự co quan công an ra quyết định xử phạt hành chính động thời áp dụng các biện pháp khác theo quy định của pháp luât bắt buộc người vi phạm chấm dứt hành vi.

Để có chứng cứ nộp kèm theo đơn tố cáo, bạn cần cung cấp cho cơ quan điều tra các tin nhắn đe dọa khủng bố tinh thần, các biên bản làm việc của công an xã, phường về việc kẻ khủng bố tinh thần bạn. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp cho cơ quan điều tra ảnh chụp hiện trường sự việc, lời khai của các nhân chứng để cơ quan điều tra có thêm thông tin khi giải quyết vụ việc.

Nếu bạn trực tiếp là nạn nhân của những vụ việc nêu trên hãy liên hệ ngay với văn phòng luật sư uy tín để đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẽ nhiệt tình tư vấn pháp luật giúp bạn và đưa ra cho bạn hướng giải quyết tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét