Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Đột nhập nhà bạn cưỡng hiếp em gái

Đột nhập vào nhà Th. vào giữa đêm để thực hiện hành vi cưỡng hiếp nhưng Th. kháng cự, để đạt được hành vi đồi bài Phúc thẳng tay đanh vào mặt cô bé đề cưỡng ép.
Công an tỉnh Tây Ninh vừa cho biết đã khởi tố vụ án và bị can Nguyễn Thanh Phúc (20 tuổi, ngụ tại ấp Trảng Ba Chân, xã Suối Ngô, huyện Tân Châu) về hành vi "Hiếp dâm trẻ em".

Đối tượng Nguyễn Thanh Phúc. 


Theo ghi nhận vào khoản 0 giờ 30 ngày 16.2 (mùng 9 Tết) sau khi nhậu say về Phúc qua nhà bạn tên N.H.T nhưng người này không có ở nhà.
Đến nơi thấy em N.Tha (sinh 28.12.2001) là e gái T đang ở nhà 1 mình nên nảy sinh ý định cưỡng hiếp. Do em Th. đã khóa chốt trước của không cho Phúc vào, hung thủ đã cạy cửa hông đột nhập vào nhà và thực hiện hành vi đồi bại của mình.
Th. kháng cự thì bị Phúc thẳng tay đánh vào mặt. Quá đau đớn sáng sớm cùng ngày Th. làm đơn tố cao đến công an cùng địa phương. Trước mắt co quan điều tra Phúc đã thừa nhận mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Theo như được biết hoàn cảnh gia đình của Th. neo đơn. Cha mẹ ly hôn, mẹ hiện xuất khẩu lao động ở ngước ngoài, còn cha đã có gia đình khác nên 2 anh em Th. chỉ biết nương tựa vào nhau.
Công ty luật The Light nhận tư vấn pháp luật giải đáp các thắc mắc của bạn về luật pháp nhà nước Việt Nam. Khi có vấn đề khó giải quyết hãy liên hệ với The Light, đội ngũ luật sư giỏi giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn và giải đáp mọi thắc.

Xâm hại tinh thần công dân có vi phạm pháp luật

Luật pháp nhà nước không chỉ đơn giản là bảo vệ công dân của nước họ trước những hành vi làm tổn hại đến thân thể mà còn qui định những mức độ vi phạm của những hành vi khủng bố tinh thần con người. Tùy theo những mức vi phạm mà nhà nước có thể xử phạt các đối tượng.

Hành vi khủng bố tinh thần mức độ nhẹ

Theo quy định của pháp luật, hành vi nhắn tin đe dọa, rạch yên xe, đặt vòng hoa, đổ chất thải trước cửa nhà người khác là vi phạm pháp luật vì xâm hại đến sức khỏe, tài sản của công dân, xâm hại đến trật tự trị an của địa phương. Tùy theo mức độ, hậu quả đã gây ra mà người vi phạm có thể bị pháp luật xử lý như sau:

Đối với trường hợp nhắn tin mà không mang tính chất đe dọa giết người, nhưng lại có những lời đe dọa nhằm ép buộc người nhận tin nhắn phải thực hiện các yêu sách của người nhắn thì không phạm tội hình sự nhưng bị xử phạt hành chính. Quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định số 83/2011/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông trong trường hợp đe dọa người khác.

Cụ thể người nào lợi dụng hoạt động viễn thông để thực hiện một trong các hành vi “đe dọa, quấy rối, xúc phạm, xuyên tạc, vu khống uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” bị phạt tiền 10-20 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị buộc chấm dứt sử dụng dịch vụ viễn thông.
Đặt vòng hoa trước cửa nhà là một hình thức khủng bố tinh thần vi phạm pháp luật.

Đối với hành vi hủy hoại tài sản. ví dụ như rạch yên xe. Đối với giá trị tài sản bị hủy hoại thấp (dưới 2 triệu đồng) thì sẽ không bị truy cứu hình sự nhưng sẽ bị xử phạt hành chính. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội: Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền 2-5 triệu đồng.

Đối với hành vi đặt vòng hoa, đổ chất thải trước cửa nhà người khác mà gây thiệt hại về tinh thần với người bị hại và xâm hại trật tự công cộng thì sẽ được pháp luật bảo vệ. Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP với hành vi gây rối trật tự công cộng thì mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến một triệu đồng.

Khi nào thì hành vi đe dọa bị khép vào tội hình sự?

Khi mà hành vi đe dọa giết người được kết hợp với các hành động khác khiến cho người bị đe dọa lo sợ và tin rằng việc giết người là có thể xảy ra. Có thể là đe dọa giết nạn nhân nhưng cũng có thể là đe dọa giết người thân nạn nhân thì đều bị khép vào tội hình sự (theo quy định tại Điều 103 Bộ Luật hình sự).

Mức phạt đối với tội này: “Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm”.

Khủng bố tinh thần tùy theo mức độ mà xét vào tội phạm hình sự hay không.

Phải làm gì khi bị khủng bố tinh thần?

Để quyền lợi cá nhân được đảm bảo, bạn cần phải làm đơn tố cáo hành vi vi phạm của kẻ đã đe dọa bạn tới cơ quan điều tra các cấp như quận huyện. Khi có đủ các cơ sở để có thể xử lý vi phạm hình sự, cơ quan đó sẽ tiến hành khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với người có hành vi phạm pháp. Trong trường hợp vi phạm có dấu hiệu hình sự nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự co quan công an ra quyết định xử phạt hành chính động thời áp dụng các biện pháp khác theo quy định của pháp luât bắt buộc người vi phạm chấm dứt hành vi.

Để có chứng cứ nộp kèm theo đơn tố cáo, bạn cần cung cấp cho cơ quan điều tra các tin nhắn đe dọa khủng bố tinh thần, các biên bản làm việc của công an xã, phường về việc kẻ khủng bố tinh thần bạn. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp cho cơ quan điều tra ảnh chụp hiện trường sự việc, lời khai của các nhân chứng để cơ quan điều tra có thêm thông tin khi giải quyết vụ việc.

Nếu bạn trực tiếp là nạn nhân của những vụ việc nêu trên hãy liên hệ ngay với văn phòng luật sư uy tín để đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẽ nhiệt tình tư vấn pháp luật giúp bạn và đưa ra cho bạn hướng giải quyết tốt nhất.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Thẻ căn cước có dành cho người chuyển giới?

Theo quy định mới, công dân nước ta sẽ chuyển sang sử dụng thẻ căn cước thay vì chứng minh nhân dân như trước đây. Thẻ căn cước áp dụng tiêu chuẩn hóa, hy vọng sẽ mang đến nhiều sự tiện lợi cho người sử dụng hơn. Một trong những điểm được quan tâm khi áp dụng luật dùng thẻ căn cước đó chính là nó có dành cho người chuyền giới. Nếu như khi dùng giấy chứng minh nhân dân trước đây, người chuyển giới vẫn phải để giới tính và tên cũ thì họ đang hy vọng vào sự đổi mới của pháp luật khi xã hội đã “cởi mở” hơn về vấn đề này.

 Thẻ căn cước có dành cho người chuyển giới?

Quy định pháp luật về đổi thẻ căn cước

- Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định 88/2008/NĐ-CP ngày 5/8/2008 của Chính phủ quy định về xác định lại giới tính, pháp luật hiện hành chỉ cho phép cá nhân xác định lại giới tính trong trường hợp “giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật”.

- Theo quy định này, việc chuyển đổi giới tính với những người đã hoàn thiện về giới tính không được pháp luật thừa nhận, mặc dù thực tiễn xã hội có rất nhiều trường hợp đã chuyển đổi giới tính và đang có nguyện vọng chuyển đổi giới tính.

- Khắc phục những vướng mắc, bất cập nói trên tại Bộ luật Dân sự sửa đổi có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017 và Luật hộ tịch 2014 (đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2016) đã quy định về quyền thay đổi hộ tịch đối với người chuyển đổi giới tính, cụ thể như sau:

- Theo điều 37 Bộ luật Dân sự: Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

- Điều 3 Luật Hộ tịch cho phép ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp:

a) Thay đổi quốc tịch;

b) Xác định cha, mẹ, con;

c) Xác định lại giới tính.

Đối chiếu các quy định vừa trích dẫn ở trên, nếu người chuyển giới được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi giới tính thì sau khi việc chuyển đổi giới tính được hoàn thành, người đó có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch 2014. Bên cạnh đó, họ cũng có quyền được làm thủ tục xin cấp thẻ căn cước công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân.

Khi đi đăng ký thay đổi hộ tịch hoặc thực hiện thủ tục xin cấp thẻ căn cước công dân cần lưu ý ngoài những hồ sơ thông thường theo quy định cần mang theo giấy chứng nhận y tế sau khi đã xác định lại giới tính.

Mọi thông tin liên quan đến pháp luật chuyển giới và thẻ căn cước của quý thân chủ sẽ được đội ngũ luật sư giỏi của The Light giải đáp một cách triệt để nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi có nhu cầu!

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Vợ có được hưởng tài sản thừa kế của chồng cũ khi tái giá

Cuộc sống dường như không phải lúc nào cũng giống như ý nguyện của chúng ta. Và chia ly là điều mà chẳng ai mong muốn. Có gia đình ly tán vì vợ chồng không hợp dẫn đến các vụ án ly hôn, nhưng cũng có những đau thương ập đến với người khác khi người chồng, người cha chẳng may qua đời, để lại vết sẹo còn mãi trong cuộc đời. Song dù thế nào, chúng ta vẫn phải sống tiếp, để bước đến những chặng đường phía trước. Chuyện tái hôn sau khi chồng mất không còn quá xa lạ trong đời sống hiện nay. Vì suy cho cùng, ai cũng cần một người để ở bên và đồng hành trong quãng đường còn lại. Trong trường hợp này, có khá nhiều luồng ý kiến cho rằng, khi vợ đã đi bước nữa thì không có quyền hưởng tài sản của chồng cũ. Vậy điều đó có đúng không? Các chuyên viên luật sư giỏi đã cho chúng ta những cái nhìn tổng quan về vấn đề này. Mời bạn đọc cùng theo dõi tiếp dưới đây. 

Vợ có được hưởng tài sản thừa kế của chồng cũ khi tái giá

Quy định hưởng tài sản thừa kế ở nước ta theo pháp luật

Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật. Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; 

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; 

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 

Điều luật quy định những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 

Với quy định nói trên, con dâu không được hưởng thừa kế theo pháp luật của bố, mẹ chồng. 

Về quyền thừa kế của vợ đối với chồng, theo quy định tại Điều 676 nói trên, người vợ thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chồng nên về nguyên tắc, vợ được hưởng thừa kế tài sản mà chồng để lại theo quy định của pháp luật. 

Liên quan việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã kết hôn với người khác, Điều 680 quy định người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Quy định mới về quyền của cảnh sát giao thông thế nào?

Giao thông đường bộ nước ta còn rất nhiều điểm bất cập, một phần đến từ ý thức người dân và phần còn lại do ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng. Do vậy mà ở một số tuyến đường quan trọng, sự hiện diện của cảnh sát giao thông là điều không thể thiếu. Mới đây, quy định mới đã bổ sung thêm một số quyền hạn của cảnh sát giao thông và sẽ được áp dụng trong năm nay. Để hiểu rõ hơn về quyền cảnh sát giao thông trong quy định mới, chúng tôi đã tổng hợp lại các thông tin cần thiết dưới đây, hy vọng sẽ mang đến cái nhìn tổng quan cho các bạn đọc giả quan tâm.

Thêm quyền cho cảnh sát giao thông

- Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát,...

- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự an toàn xã hội và các vi phạm hành chính,...

- Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật,... 

- Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân phối hợp giải quyết tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông hoặc các trường hợp khác gây mất trật tự an toàn giao thông.

- Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. 

- Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển; sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.

- Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
 
Quy định mới về quyền của cảnh sát giao thông thế nào?

Các trường hợp dừng phương tiện giao thông

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.

- Thực hiện kế hoạch, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng công an cấp huyện trở lên.

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự... Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp. 

- Tin báo, tố giác tội phạm về hành vi vi phạm pháp luật và phương tiện tham giao thông.
Nhận biết xe công vụ của cảnh sát giao thông 

- Hai bên thành ôtô tuần tra có vạch sơn phản quang màu xanh nước biển, ở giữa có dòng chữ "CẢNH SÁT GIAO THÔNG" màu trắng (bằng chất liệu phản quang), kích cỡ chữ 10cm x 10cm, nét chữ 3cm.

- Hai bên bình xăng hoặc ở sườn hai bên thùng phía sau hoặc ở hai bên cốp xe mô tô hai bánh tuần tra có dòng chữ "C.S.G.T" màu xanh (bằng chất liệu phản quang). Tùy từng loại xe được bố trí kích cỡ chữ và khoảng cách các màu chữ cho cân đối, phù hợp.

- Màu sơn của xe ôtô, mô tô sử dụng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát là màu trắng.

Văn phòng luật sư uy tín The Light với đội ngũ luật sư giỏi sẵn sàng giải đáp các thắc mắc liên quan đến mọi vấn đề có ảnh hưởng của pháp luật. Hãy liên hệ với The Light ngay khi có nhu cầu!

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Quốc tịch hộ tịch là gì?

Quốc tịch là gì?

Quốc tịch cho phép nhà nước có quyền lực pháp lý với một cá nhân và cũng cho phép cá nhân quyền được bảo vệ bởi nhà nước.
Quốc tịch là trạng thái pháp lý thể hiện mối quan hệ của một công dân với quốc gia nhà nước là quyền của một thành viên của quốc gia nhà nước có chủ quyền. Ở một số nơi trên thế giới quốc tịch của một người được quyết định bởi chính dân tộc của người đó hơn là quyền công dân.

Điều 15 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền chỉ rõ "Mọi người đều có quyền với một quốc tịch" và "Không ai đáng bị tước quốc tịch một cách tùy tiện hay bị từ chối quyền đổi quốc tịch". Các quốc gia có quyền quyết định công dân của nước đó. Những việc quyết định này là một phần của luật quốc tịch. Trong một vài trường hợp, việc quyết định quốc tịch được dựa theo luật pháp quốc tế.

Từ quyền công dân thường được sử dụng khác với quốc tịch, khác biệt cơ bản nhất của quyền công dân là công dân có quyền được tham gia vào đời sống chính trị của một nhà nước, như việc bầu cử hoặc ứng cử. Trong khi thuật ngữ quốc tịch có thể bao gồm những người là công dân và những người không phải là công dân.

Ngoài ra, quốc tịch còn có thể là quyền thành viên của một dân tộc (một nhóm người có cùng mối quan hệ về dân tộc và văn hóa) dù dân tộc đó không có nhà nước, ví dụ nhưngười Basque, người Kurdistan, người Tamil, người Scotland.

Quốc tịch hộ tịch là gì?

Hộ tịch là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết.

Đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện:

+ Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc;

+ Ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi.

Nguồn: Internet

Công ty luật The Light chuyên tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình, luật hình sư, cũng như giải đáp thắc mắc về quốc tịch hộ tịch cho mọi cá nhân có nhu cầu.

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Qui định mới nhất về hủy hôn trái pháp luật 2016

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thì không áp dụng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Vừa qua, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13.

Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2016.



Xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

- Khi xem xét, giải quyết yêu cầu có liên quan đến việc hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào yêu cầu của đương sự và điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận quan hệ hôn nhân quy định tại Điều 8 và Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình để quyết định.

- Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình thì Tòa án xử lý như sau: Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn; Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Trường hợp có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến thời điểm hủy việc kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo quy định tại Điều 12 của Luật hôn nhân và gia đình.

Trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trường hợp này, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con từ thời điểm kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến trước thời điểm đủ điều kiện kết hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm đủ điều kiện kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình.

- Trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình thì thực hiện như sau: Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật; Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trường hợp quyết định theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản này thì Tòa án áp dụng quy định tại Điều 12 của Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật.

- Khi xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình có hiệu lực tại thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân để xác định việc kết hôn có trái pháp luật hay không. Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu xử lý việc kết hôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật tố tụng dân sự có hiệu lực tại thời điểm giải quyết. Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thuộc trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc từ năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60/TATC ngày 22-02-1978 của Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác”.

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

- Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau: Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn; Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

- Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

- Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

- Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

(1) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng;

(2) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn;

(3) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự;

(4) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

- Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.

- Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực nhưng kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng Thông tư liên tịch này để giải quyết. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thì không áp dụng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Theo: ĐSPL
CÔNG TY LUẬT THE LIGHT văn phòng luật sư tư vấn ly hôn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc pháp luật về luật hôn nhân gia đình Việt Nam.

Thiếu hiểu biết nhiều người dính vào vòng lao lí với báu vật bằng vàng

Dính đến bảo vật quốc gia bằng vàng, không ít người loạt vào vòng lao lí vì không hiểu luật pháp.
Từ một gia đình nghèo nhất nhì xóm, ông Kình phút chốc trở thành đại gia nhờ vào tìm thấy báu vật quốc gia, và những kẻ săn đồ cổ cũng phút chốc kiếm được hơn 100 cây vàng nhờ vào phi vụ trái pháp luật này.

Buổi sáng cuối tháng 7/1997, Nguyễn Văn Nông lúc đó mới 14 tuổi ở xã Đại Thắng (Đại Lộc, Quảng Nam) đến nhà người bà con trong làng dự đám cưới. Thấy máy rà phế liệu, Nông mượn ra đồi phía sau nhà rà thử. Một lúc sau, Nông nghe máy rà báo có kim loại trong lòng đất nên gọi cho ông Lê Chờ, người trú cùng thôn đang có mặt tại đó, đào giúp.



Đầu tượng lúc công an Quảng Nam thu giữ. Ảnh. H.T.


Khi ông Chờ đào sâu khoảng 60 cm thì phát hiện một hũ bằng bạc đã bị vỡ, bên trong có bức tượng hình đầu người bằng kim loại màu vàng. Lúc này, ông Chờ bảo Nông để ông đem về nhà cất, tuy nhiên cậu bé không chịu và chạy về nhà báo cha là Nguyễn Văn Kình đến giành lại. Chỉ ít tiếng sau, hàng trăm người dân trong làng kéo đến nhà Nông xem bức tượng bằng vàng. Thông tin này nhanh chóng đến tai các tay buôn đồ cổ.

Sau khi qua nhiều tay “cò”, trùm đổ cổ Nguyễn Đăng Tiến (trú xã Điện Minh, Điện Bàn) với biệt danh Tiến “Đầu bạc” đến nhà xem và ra giá 15 lượng vàng cho bức tượng. Cha con ông Kình đồng ý bán, nhưng ông Lê Chờ người cùng đào bức tượng với Nông không chịu và đòi giá cao hơn.

Vài ngày sau, lần lượt những tay buôn đồ cổ kéo đến nhà ông Kình ra giá. Vì sợ không an toàn, cha con ông này phải ra Đà Nẵng trú và bảo quản tượng vàng. Sau thất bại lần mua đầu tiên, thấy nhiều tay buôn khác tìm đến ra giá, sợ bị giành mất, Tiến “Đầu bạc” rốt ráo tìm cách mua bằng được. Biết một mình không đủ vốn, Tiến rủ Nguyễn Đình Bằng (58 tuổi, trú Đà Nẵng) cùng hùn tiền để mua bức tượng vàng quý hiếm.

Sau nhiều lần gặp thương lượng giá cả, sáng 2/8/1997, cha con ông Kình đồng ý bán cho Tiến với giá 60 cây vàng. Tuy nhiên, khi giao bức tượng vào ngày hôm sau, gia đình ông Kình lại đổi ý và đòi 75 lượng vàng. Hai bên tiếp tục kỳ kèo và thống nhất giá 68 lượng vàng. Cha con ông Kình ôm số vàng về chia một ít cho ông Chờ và tổ chức ăn mừng. Từ một gia đình nghèo nhất nhì xã, ông Kình trở thành đại gia.

Phần cổ của tượng được thiết kế để gắn vào linga mỗi khi làm lễ, sau đó tháo ra cất giữ. Ảnh. H.T.


Mua được tượng vàng, Bằng và Tiến gọi điện cho Đào Danh Đức ở TP HCM thông báo có bức tượng cổ bằng vàng quý hiếm muốn bán. Qua nhiều lần thương lượng, Đức trả 810 triệu đồng - tương đương hơn 160 lượng vàng lúc bấy giờ và được hai người này đồng ý bán. Chỉ vài ngày sau, Bằng và Tiến dễ dàng kiếm được gần 100 lượng vàng.

Sau khi gia đình ông Kình và hai tay buôn đồ cổ sống trong vui sướng được ít ngày thì bị Công an Quảng Nam triệu tập. Vụ án buôn bán hàng cấm lập tức được khởi tố. Ông Kình, Tiến và Bằng bị bắt tạm giam. Toàn bộ số vàng bán bức tượng của gia đình ông Kình cũng như gần 100 lượng vàng kiếm lời của hai người buôn đồ cổ bị tịch thu.

Lần theo lời khai của ba người này, công an tiếp tục bắt tạm giam Đào Danh Đức và di lý về Quảng Nam. Khám xét nơi ở của Đức, nhà chức trách thu hồi bức tượng cổ. “Nếu không kịp thời truy tìm chắc chắn bức tượng cổ quý hiếm này sẽ bị bán ra nước ngoài. Lúc đó quốc gia mất một bảo vật độc nhất vô nhị trên thế giới”, đại tá Nguyễn Hạnh Kiểm, nguyên Giám đốc Công an Quảng Nam nói. Ông Kiểm là người chỉ huy vụ truy tìm dấu vết tượng cổ này.

Nguyễn Đình Bằng, Nguyễn Đăng Tiến, Đào Danh Đức bị khởi tố về tội Buôn bán hàng cấm. Còn ông Nguyễn Văn Kình bị truy cứu tội Chiếm giữ trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa và buôn bán hàng cấm. Tuy nhiên, do ông Kình thành khẩn khai báo, hơn nữa do nhận thức còn hạn chế nên được trả tự do sau khi bị giam hơn một tháng. Các bị cáo còn lại bị TAND tỉnh Quảng Nam tuyên phạt mức án từ 3 đến 5 năm tù.

Về phần bức tượng, qua giám định, nhà chức trách khẳng định tượng cổ bằng vàng là tượng thần Siva, có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ X. Đầu tượng cao 24 cm, nặng 0,58 kg, có nét tương đồng với pho tượng Siva trong tháp C1 ở thánh địa Mỹ Sơn. Ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam, cho hay đây là tượng Siva bằng vàng thứ hai mà Việt Nam còn giữ được đến nay. Đầu tượng Siva thứ nhất được phát hiện từ đầu thế kỷ 20 tại Hương Đình (Phan Thiết, Bình Thuận), hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Vì lý do an toàn nên tượng này chưa thể công khai để công nhận Bảo vật quốc gia.

Theo ông Hồ Xuân Tịnh, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam, đầu tượng hay còn gọi là Kosa là một lớp vỏ bọc bằng kim loại, thường là vàng hoặc bạc dùng để bao bọc phần trên cùng của linga để thờ trong các tháp Chăm. Do có giá trị lớn, đầu tượng này được thiết kế các chốt ở phần cổ để dễ dàng tháo ra đưa vào kho cất giữ sau khi làm nghi lễ. Vào những dịp lễ trọng đại, người Chăm sẽ mở Kosa để tiến hành nghi lễ tẩy rửa linga.



Ông Đinh Hài bên đầu tượng dạng phiên bản được trưng bày tại Bảo tàng Quảng Nam. Ảnh: Tiến Hùng.
Khi Ấn Độ giáo du nhập vào Chămpa, thần Siva được người Chăm suy tôn là “thần của các vị thần”, là “chúa tể của muôn loài”. Vào thế kỷ thứ 4, vua Bhadresvara 1 của Chămpa cho lập thánh địa Mỹ Sơn để thờ thần Siva. Văn bia bằng chữ Phạn trong thánh địa Mỹ Sơn tôn vị thần này là “cội rễ của nước Chămpa”. Theo nhiều tư liệu, trong tất cả hiện vật của văn hóa Chăm, duy nhất tượng thần Siva được làm bằng vàng.

Những thông điệp được gắm từ tiếng Phạn trên một số linga-kosa thể hiện đây là món quà quí giá và quan trọng bậc nhất các vị vua dâng lên cho thần Siva. Họ tin tưởng rằng việc tạo nên những linga-kosa quí giá sẽ thúc đẩy khả năng bảo vệ vương quốc và đảm bảo sự hưng thịnh cho đất nước nước của mình
CÔNG TY LUẬT THE LIGHT nhận tư vấn pháp luật về các thủ tục ly hôn, tranh chấp đất đai... uy tín từ các luật sư giỏi nhất tại Hà Nội

CÔNG TY LUẬT THE LIGHT
Trụ sở tầng 8 Tòa nhà CTM  số 299 Đường Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (+84-4) 6328.6666; (+84-4) 6682.6868
Hotline: 0969961188 - Luật sư Minh;  0932831188 - Luật sư Quang
Tổng đài tư vấn 24/7: 19000069

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Cha mẹ nước ngoài sinh con tại Việt Nam có được mang quốc tịch nước ngoài

Hai người mang quốc tịch nước ngoài sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn, khi sinh con ở Việt Nam, con họ có được mang quốc tịch nước ngoài?

Theo qui định nhà nước, cha mẹ sinh con nhưng chưa đăng ký kết hôn theo luật hôn nhân thì đứa con sinh ra được coi là con ngoài giá thú.

Mọi thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú cũng như đăng ký cho con trong giá thú nếu cả cha và mẹ đều thừa nhận đó chính là con mình và đồng thời nhận con sau khi hoàn các thủ tục bắt buộc.

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý quốc tịch hộ tịch (Nghị định 158/2005), trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đứa con sinh ra, cha hoặc mẹ (hoặc ông, bà) phải đi đăng ký khai sinh cho con.

Vì một trong hai người là người nước ngoài nên đây được xác định là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Hiện tại, hai người sống ở Việt Nam nên theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định 158/2005 về thẩm quyền đăng ký khai sinh: “Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, còn người kia là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam, được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha là công dân Việt Nam”. Như vậy, để đăng ký khai sinh cho con, cần đến Sở Tư pháp nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc tạm trú) để làm thủ tục.





Con sinh ở Việt Nam có được mang quốc tịch nước ngoài?


Điều 50 Nghị định 158/2005 cũng quy định về thủ tục đăng ký khai sinh như sau: “1. Người đi đăng ký khai sinh nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ trẻ em có đăng ký kết hôn).

Trong trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì phải có giấy thỏa thuận của cha và mẹ về việc chọn quốc tịch. Giấy thoả thuận về việc chọn quốc tịch phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó.

2. Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp một bản chính Giấy khai sinh cho người đi khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.


3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con thì Sở Tư pháp kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Khoản 2 Điều 18 Nghị định 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định về điều kiện nhận con như sau: “Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của người đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự”. Như vậy, để người cha thực hiện thủ tục nhận con thì bạn (người mẹ) phải có sự đồng ý (bằng văn bản) gửi kèm hồ sơ nhận con đến Sở Tư pháp nơi bạn cư trú.

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 24/2013/NĐ-CP thì hồ sơ nhận con bao gồm các giấy tờ sau:

- Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định);

- Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);

- Bản sao Giấy khai sinh của cháu bé (nếu có);

- Căn cứ chứng minh quan hệ cha, con (nếu có);

- Bản sao Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.

Ngoài ra, nếu chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì cần lưu ý, tại Mục 1 phần 3 Thông tư 01/2008/TT- BTP ngày 2/6/2008 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định: Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài; nếu cha, mẹ lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con, thì cũng phải có thỏa thuận bằng văn bản của cha, mẹ theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam; trường hợp không có thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con (vì lý do cha, mẹ không liên hệ được với nhau), thì quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam theo quốc tịch của người cha hoặc người mẹ là công dân Việt Nam.

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Những cuộc đọ sức căng thẳng giữa công lý và tội ác.

Cuộc đấu tranh giữa công lý và  tội ác luôn căng thẳng và vất vả, không phải lúc nào cũng có kết thúc dễ dàng theo câu "chính nghĩa tất thắng hung tàn". Có những dạng tội phạm mà các cảnh sát hình sự phải đấu trí cân não, sử dụng dù đủ mọi phương pháp những vẫn phải chấp nhận những "nốt trầm". Cho dù có luật pháp, có luật sư hình sự hay tất cả các cơ quan chức năng hổ trợ.

Các cảnh sát hình sự (CSHS) đều có chung nhận định: Giang hồ cộm cán phần lớn là những người có tư duy nhanh nhạy, sử dụng chất xám để đi đối phó công an, còn dạng “ong ve nhãi nhép” mới hở tí là động tay, động chân. Trong các cuộc đọ sức cân não với giang hồ, đa phần chính nghĩa chiến thắng nhưng cũng có vụ thành “nốt trầm” khó phai với các trinh sát hình sự.

Hiển “tằng” và H. “ruồi” là hai nhân vật như thế.

Vụ cướp 92.000 USD

Năm 1998, Hải phòng xảy ra vụ án chấn động: Xe vận chuyển 92.000 USD ra sân bay Cát Bi để gửi vào TP.HCM đã bị một nhóm người chặn đường cướp gọn. Nhóm cướp rất chuyên nghiệp, các dấu vết hiện trường mơ hồ…

“Lúc ấy tôi vừa nhận nhiệm vụ đội trưởng Đội án tuyến Phòng CSHS (PC14 cũ), vụ cướp như một thách thức lớn cho đội án tuyến” - Đại tá Lê Hồng Thắng nói.

Theo ông Thắng, cả đội án tuyến của ông làm việc hơn một tháng trời, thu thập, lập hơn 400 trang hồ sơ, xác định Nguyễn Minh Hiển (Hiển “tằng”) là người chủ mưu vụ cướp. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng từ chối lệnh bắt vì cho là không đủ chứng cứ.

Theo hồ sơ, Hiển “tằng” sinh ra trong gia đình có điều kiện về vật chất. Hiển vốn thông minh, nhanh nhạy, biết cách kiếm tiền ngay từ nhỏ. Hiển nổi tiếng lì lợm, biết điều khiển, sử dụng tiền để đạt mục đích. “Anh ta có đủ tố chất của dân anh chị máu lạnh của giới giang hồ, vừa thông minh vừa có điều kiện kinh tế nên nhanh chóng quy tụ rất nhiều đàn em” - một CSHS Hải Phòng cho hay.

Thời điểm công an đưa Hiển “tằng” vào tầm ngắm cũng là lúc người nhà sắp xếp cho anh ta sang Mỹ theo diện đoàn tụ. “Thời gian rất cấp bách, anh em nóng ruột nhìn thủ phạm nhởn nhơ. Khi còn 10 ngày Hiển sẽ lên máy bay thì anh ta đánh một ông cụ ở Hải An nên chúng tôi có cớ bắt nghi phạm” - ông Thắng kể.

CSHS, cơ động, CSGT TP Hải Phòng chuẩn bị đi làm nhiệm vụ. Ảnh: HẢI ĐƯỜNG

Chạy đua với thời gian

Theo ông Thắng, ngay khi có điểm sáng này, một mặt ông cử các mũi trinh sát đi các nơi thu thập tư liệu và đồng phạm, còn ông trực tiếp đi bắt Hiển. “Hoàn cảnh trớ trêu là khi tôi lên máy bay ở sân bay Cát Bi vào TP.HCM bắt anh ta về tội đe dọa giết người thì cũng là lúc Hiển lên máy bay từ TP.HCM ra Bắc” - ông than.

Tuy nhiên, khi nghi phạm vừa xuống sân bay, các trinh sát đưa ngay về trụ sở làm việc và trong sáu ngày sau đó, công an không khai thác được gì từ nghi phạm. Cùng lúc công hàm của Đại sứ quán Mỹ hối thúc Bộ Ngoại giao Việt Nam về trường hợp xuất cảnh của Hiển nên Bộ Ngoại giao yêu cầu Công an Hải Phòng khẩn trương đưa ra kết luận điều tra khiến áp lực càng tăng.

“Hiển điềm tĩnh, ung dung đợi ngày bay như không có chuyện gì” - ông Thắng nói.

Tạm giữ Hiển đến ngày thứ bảy thì cơ quan CSĐT bắt được Khánh “lý”, nghi là đồng phạm của Hiển trong vụ cướp. Công an khai thác nhanh người này và biết rằng Khánh “lý” sẽ là hình nhân thế mạng cho Hiển “tằng”.

Đại tá Lê Hồng Thắng tâm sự: “Chỉ còn hai ngày để bắt hoặc thả Hiển “tằng”, trong khi anh em xác định chính xác anh ta là kẻ chủ mưu cướp 92.000 USD nhưng không làm gì được. Những ngày đó tôi hầu như không ngủ. Tôi chưa bao giờ phải khóc nhưng ở vụ này tôi đã phải khóc vì tôi sợ. Tôi sợ mình không đủ năng lực, thua trí gã giang hồ. Tôi khóc với câu hỏi: “chẳng lẽ những người đại diện cho lẽ phải, cho cái tốt phải thua cuộc trước cái ác, cái xấu?”...

Theo ông Thắng, giang hồ “chất” Hải Phòng tuân thủ tuyệt đối “luật im lặng” nên công tác điều tra phá án rất khó khăn. Vụ Hiển “tằng” cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, từ lời khai của các đồng phạm và các chứng cứ khác, công an đã buộc Hiển “tằng” cúi đầu nhận tội. “Đến thời hạn cuối cùng, Công an Hải Phòng có trả lời chính thức cho Bộ Ngoại giao về trường hợp của Hiển, rằng anh ta là bị can của vụ cướp, đang bị điều tra, lúc đó anh em mới thở phào nhẹ nhõm…” - ông Thắng kể.

Không dám hành động vì sợ gây thương vong

Giang hồ cộm cán Hải Phòng luôn tính đến phương án thoát thân, trong đó có cách chạy ra nước ngoài. Một trong những người đó là H. “ruồi”.

H. “ruồi” có biệt danh này vì phong cách tự nhiên như… ruồi. Anh ta là nghi phạm gây án đặc biệt nghiêm trọng. Khi biết nghi phạm chuẩn bị trốn sang Hong Kong, công an cử trinh sát đi bắt.

“Lần thứ hai trong đời làm hình sự tôi bất lực là khi đứng đối mặt với H. “ruồi”. H. ở bên kia đường còn tôi bên này đường nhưng tôi không thể hành động vì chỉ một chút sơ xuất chắc chắn sẽ gây thương vong cho mọi người, H. luôn thủ hàng nóng, sẵn sàng chống trả… Tôi bất lực nhìn nghi phạm tẩu thoát mà không làm gì được. Nó thành nỗi day dứt trong đời làm công an của tôi như một món nợ chưa trả được với dân” - ông Thắng trầm tư.

Theo ông Thắng, H. “ruồi” đang sống vất vưởng ở một nước nào đó và cũng có biểu hiện liên lạc về Việt Nam nhưng cơ quan CSĐT vẫn chưa có manh mối cụ thể gì về người này.
Bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật hãy đến với công ty luật The Light để được hướng dẫn hiểu rõ hơn các luật pháp hiện nay.
Sưu tầm và chỉnh sửa: NĐT

Qui định kết hôn với những người làm công an

Để có thể lấy được chồng(vợ) là công an, phải tuân thủ theo những qui định nào của pháp luật. Cùng tìm hiểu qua những tư vấn pháp luật sau.

Việc kết hôn với người yêu công an cũng phải tuân thủ theo các qui định về Luật Hôn nhân và Gia đình. Ngoài ra còn phải tuân theo quy định nội bộ của ngành công an. Đó là điểm khác biệt khi lấy người làm trong ngành công an.

Những ai được phép lấy người yêu công an

Vì vậy trước hết bạn phải tuân thủ đầy đủ các qui định về Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:
Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có những hành vi bị cấm như sau:

Về Luật Hôn nhân và Gia đình, phải có các điều kiện sau:

Những hành vi bị cấm (Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014)

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
  • Yêu sách của cải trong kết hôn;
  • Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
  • Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
  • Bạo lực gia đình;
  • Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Điều kiện kết hôn (Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014)

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính
Nếu bạn đạt đủ tiểu chuẩn trên thì bạn có quyền kết hôn hợp pháp theo quy định pháp luật.

Về quy định trong nội bộ nghành công an


Vì ngành công an có đặc thù riêng, phải tuân thủ những nguyên tắc hoạt động quy định tại Điều 5 Luật Công an nhân dân nước CHXHCNVN (sửa đổi, bổ sung năm 2008) là:
  • Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
  • Công an nhân dân được tổ chức tập trung, thống nhất và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
  • Hoạt động của Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Mà theo quy định của ngành công an nhân dân, mỗi cán bộ chiến sĩ khi xây dựng gia đình phải có lập trường, tư tưởng vững vàng, xác định tương lai hạnh phúc của mình thật sự chín chắn để quyết định đi đến hôn nhân. Nếu đã xác định lập trường tư tưởng thì mỗi cán bộ, chiến sĩ phải tự viết đơn xin tìm hiểu gia đình, viết hai đơn, một đơn nộp cho đơn vị công tác, một đơn nộp cho Phòng tổ chức cán bộ. Thời gian tìm hiểu từ ba đến sáu tháng, tùy thuộc vào mức độ tình cảm của hai bên.
Qua thời gian tìm hiểu và quyết định đi đến hôn nhân thì bản thân phải tự viết đơn xin xây dựng gia đình như trình tự trên. Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân phải động viên người bạn đời của mình kê khai lý lịch cho thật đầy đủ. Trong lý lịch phải khai cả ba đời; quá trình hoạt động của ba đời trước và sau năm 1975; có ai theo “chế độ cũ” không? Có thân nhân xuất cảnh không? Có theo tôn giáo nào không?…

Phòng Tổ chức cán bộ sẽ thẩm tra, xác minh người sẽ dự định cưới và tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc. Thời gian thẩm tra, xác minh từ 2 đến 4 tháng, nếu không có gì trở ngại thì Phòng Tổ chức cán bộ sẽ gửi Thông báo cho phép xây dựng gia đình đến đơn vị công tác, lúc đó các bên mới tiến hành đăng ký kết hôn và tổ chức cưới.
Đã có rất nhiều trường hợp không đáp ứng đủ các qui định thì Cán bộ, chiến sĩ công an chỉ có 2 con đường lựa chọn, đó là tình yêu hoặc sự nghiệp.
Nguồn: PLDS

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Đêm tân hôn chua chát vì hình xăm tên người yêu cũ

Đêm tân hôn, anh từ từ lần mở chiếc áo trên người tôi. Gương mặt anh khi ấy hân hoan và hạnh phúc, nhưng chỉ vài giây sau, anh thất sắc và ném chiếc áo xuống giường. Anh quay vào tường ngủ… Đêm tân hôn chua chát với những tiếng thở dài như than trách. Tôi biết là vì hình xăm trên người tôi. Hình xăm mang tên của người yêu cũ là nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân có nguy cơ phải làm thủ tục ly hôn.

Tôi đến với chồng khi không còn quá trẻ và từng đi qua một mối tình sâu đậm. Tuổi trẻ tôi cũng yêu cuồng nhiệt và chẳng sợ điều gì. Để minh chứng cho tình yêu của mình, tôi quyết định xăm tên người đó lên cơ thể. Khi ấy tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng nó là một cách để khẳng định tình yêu và tôi cũng tin chúng tôi sẽ không bao giờ xa nhau.

Nhưng rốt cục, tôi và người đó chia tay. Có nhiều lí do cho việc đó nhưng quả thật tôi không hề hận anh, cũng không hối tiếc bất cứ điều gì. Nó giải thích cho việc vì sao sau khi chia tay tôi không xóa bỏ hình xăm. Tôi quan niệm quá khứ là điều mãi mãi không thể sửa được và tôi hoàn toàn không ân hận vì những gì mình đã làm, vậy tại sao tôi phải xóa đi hình xăm đó, phải chối bỏ tình yêu một thời mình coi trọng?

Vài năm sau đó tôi gặp chồng tôi bây giờ và chúng tôi cưới nhau sau một thời gian dài tìm hiểu. Thú thực từ ngày quen anh tôi cũng chẳng còn nhớ tới hình xăm trên người mình nữa. Với tôi bao năm qua nó chỉ như một vết sẹo, một vết bớt trên người mà thôi. Đến sự hiện diện của nó tôi còn chẳng nhớ huống chi là ý nghĩa. Nhưng đấy là sai lầm của tôi…

Đêm tân hôn chua chát vì hình xăm tên người yêu cũ

Tôi quan niệm quá khứ là điều mãi mãi không thể sửa được và tôi hoàn toàn không ân hận vì những gì mình đã làm, vậy tại sao tôi phải xóa đi hình xăm đó, phải chối bỏ tình yêu một thời mình coi trọng? (Ảnh minh họa)

Tôi đã tâm sự với chồng rất nhiều điều về quá khứ và anh ấy không quá bận tâm. Tôi nghĩ như vậy là đủ. Vậy mà đêm tân hôn, khi nhìn thấy dòng tên người đó được xăm trên cơ thể tôi, anh đã ném một cái nhìn đầy thù hận và cay cú về phía tôi.

Anh chấp nhận được quá khứ nhưng đêm đầu tiên vợ chồng gần gũi phải nhìn thấy tên người đàn ông khác trên cơ thể vợ mình là một sự đả kích quá lớn. Nó giống như việc chúng tôi đang có ba người trên chiếc giường chật chội ấy. Hạnh phúc vợ chồng có kẻ thứ ba chen vào, một kẻ vô hình nhưng đớn đau nó tạo ra thì hữu hình.

Tôi đã sai khi đơn giản hóa quá mọi chuyện và không nghĩ cho cảm giác của anh. Anh đặt rất nhiều câu hỏi và đau lòng khi biết được rằng mối tình đó phải khắc cốt khi tâm đến mức nào thì tôi mới xăm tên người đó lên cơ thể. Đã vậy sau khi chia tay nhiều năm tôi cũng không hề xóa nó đi.

Cả tháng trời vợ chồng tôi sống trong im lặng. Tôi xin anh tha thứ nhưng tôi biết sẽ chẳng ích gì nếu anh không tự nguôi ngoai được. Tôi lặng lẽ xóa hình xăm trên người đi nhưng dường như nó không đủ để xoa dịu nỗi buồn trong anh.

Đêm tân hôn chua chát vì hình xăm tên người yêu cũ

Nếu cuộc hôn nhân này không thể cứu vãn thì đó là tội mà tôi tạo ra, chỉ vì những sốc nổi của tuổi trẻ mà tôi đánh mất đi tình yêu đích thực của mình. (Ảnh minh họa)

Cách đây mấy hôm anh nói cần thời gian suy nghĩ cho cuộc hôn nhân này. Anh không trách tôi nhưng nói không vượt qua được ám ảnh đó và không muốn động vào người tôi. Anh nói giờ cứ chạm vào da thịt tôi, nghĩ tới hình xăm tên người đó là anh lại thấy khó chịu trong người vì hình dung ra cảnh một thời tôi từng mặn nồng với gã đàn ông đó. Anh còn nói điều quan trọng là anh cảm thấy tâm hồn tôi vẫn vấn vương tình cũ nên mới không xóa bỏ nó. Sự không chung thủy về tâm hồn khiến anh chán hơn cả chứ không phải là những vướng bận về thể xác.

Giờ thì tôi đang sống trong những ngày chờ đợi một sự tha thứ từ phía chồng mình. Nếu cuộc hôn nhân này không thể cứu vãn thì đó là tội mà tôi tạo ra, chỉ vì những sốc nổi của tuổi trẻ mà tôi đánh mất đi tình yêu đích thực của mình.
Giờ thì tôi đang chờ đợi sự tha thứ của chồng mình. Nếu cuộc hôn nhân này không thể cứu vãn thì đó chính là do bản thân tôi tạo ra, chỉ vì những hành động sốc nổi tuổi trẻ mà tôi đánh mất đi tình yêu đích thực của mình, đẩy cuộc hôn nhân đến bờ vực của thủ tục ly hôn.

Những câu nói tuyệt đối không nên với những người vừa chia tay

Thế gian không gì là tuyệt đối, hôn nhân cũng vậy, không có cuộc hôn nhân nào là hoàn hảo. Đôi lúc đằng sau vẻ ngoài hạnh phúc là những nỗi đau giấu kín.
Mọi người thường cho rằng, ngày đầu của tháng Giêng là ngày Ly Hôn khi có rất nhiều đôi vợ chồng trên hành tinh này quyết định bắt đầu năm mới bằng cách kết thúc cuộc sống hôn nhân gia đình để theo đuổi một mối tình mới.

Tan vỡ hôn nhân gia đình luôn mang đến một sự khó xử cho cả những người trong cuộc lẫn những người ngoài cuộc. Làm thế nào khi bạn có một người bạn vừa mới ly hôn. Bạn phải tâm sự như thế nào để không làm tổn thương đến lòng tự trọng và nỗi đau của họ?

Dưới đây là những câu nói mà bạn tuyệt đối không nên nói với những người trong cuộc khi họ vừa mới ly hôn.
Những câu nói tuyệt đối không nên với những người vừa chia tay

1. “Nhìn cậu hạnh phúc vậy mà! Tớ tưởng vợ chồng cậu là một đôi hoàn hảo cơ đấy...”

Theo nhà trị liệu tâm lý Tiffany Garrett, nếu bạn không phải là một chuyên gia tâm lý thì bạn đừng nên bao giờ xúi giục người khác ly hôn. Thêm vào đó những câu nói đầy vẻ tiếc nuối như “cuộc hôn nhân của cậu đẹp như mơ luôn ý, vậy mà…” chỉ làm cho người trong cuộc hoài nghi và tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Ta phải hiểu rằng không hề có cuộc hôn nhân nào là hoàn toàn hoàn hảo. Đôi lúc, ẩn dưới vẻ ngoài hạnh phúc là những nỗi đau mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu. Với những lời như thế này bạn sẽ chỉ làm cho bạn của mình đau buồn hơn mà thôi.

Vì thế thay vào đó bạn nên dẫn người bạn của mình đi dạo chơi, ăn uống thoải mái hay tâm sự riêng tư. Và rồi mọi thứ sẽ dần ổn định lại.

Hãy làm cho họ cảm thấy rằng họ vẫn được yêu thương dù cho hôn nhân có đổ vỡ đi chăng nữa. Hãy cố gắng đưa họ đi đến các sự kiện hay tiệc tùng cùng bạn bè và tìm mọi cách làm họ cảm thấy rằng họ vẫn ổn và cuộc sống vẫn còn đẹp tươi.

2. ‘’Trời ơi tôi rất tiếc!”

Nhiều người khi nghe tin ly hôn từ bạn mình đều sẽ có chung phản ứng như vậy, nhưng sự thông cảm đó lại làm cho con người ta cảm thấy như đang bị thương hại vậy. Đối với một số người, hôn nhân của họ giống như địa ngục và vì thế chẳng có gì tiếc nuối khi nó đã kết thúc cả.

Thực sự chúng ta không nên nói những câu như thế này khi người bạn của mình đang rơi vào hố sâu tuyệt vọng. (Ảnh minh họa)

Theo Elise Pettus, người sáng lập của UNtied.net, điều tồi tệ nhất sau khi ly hôn là người trong cuộc sẽ bị khủng hoảng tinh thần, không biết lúc này đây nên thật sự dứt áo ra đi hay cắn răng quay trở lại như trước. Những ánh mắt chia buồn, giống như đang muốn nói rằng “Thật tình tôi rất lấy làm tiếc cho bạn’’ sẽ khiến mọi thứ trở nên thật gượng gạo và không giúp ích được gì.

3. “Chả sao đâu, hơn phân nửa thế giới này cũng li hôn như cậu thôi”

Thực sự chúng ta không nên nói những câu như thế này khi người bạn của mình đang rơi vào hố sâu tuyệt vọng. Thử đặt mình vào trường hợp này và bạn sẽ cảm thấy sự kiện li hôn của mình với đứa bạn thân chả có gì đáng gọi là quan trọng.

Thay vào đó, hãy hỏi “Cậu cần gì ngay lúc này? Cấm nói không nhé”. Hãy cho họ thấy bạn thực sự sẵn lòng muốn giúp đỡ cho tới khi họ cảm thấy đủ yên tâm để chia sẻ và coi bạn như một chỗ dựa tinh thần vững chắc để vượt qua chuyện này.

4. “Cậu phải khiến cho anh ta trả giá cho những gì anh ta đã làm”

Sau khi chia tay, rất nhiều thứ sẽ trở nên xáo trộn và khiến cho chúng ta làm những điều khác với bình thường. Con người thường có suy nghĩ muốn “trả thù” nếu ai gây thương tích và làm mình khó chịu. Nhưng thực sự việc này chỉ khiến cho vết thương lòng khó hàn gắn. Hãy ngẩng cao đầu, tha thứ và cho qua đi tất cả. Đặc biệt khi hai người đã có con với nhau thì chuyện trả thù người tình cũ chẳng những không có tác dụng mà còn làm tình hình trở nên xấu đi.

5. “Cậu chắc rằng đã suy nghĩ cho con của cậu rồi chứ?”

Có một điều kì lạ rằng mọi người cảm thấy khá vui khi bàn về chủ đề ly hôn, nhất là việc ly hôn sẽ ảnh hưởng ra sao đến con cái. Tốt nhất bạn nên ít nói lại vì đúng hay sai là một quan điểm khá mơ hồ trong hôn nhân. Chỉ cần bạn tham gia vào chăm sóc con của người bạn khi có chuyện cần thì bạn đã thật sự giúp đỡ họ rất nhiều rồi. Đừng nên bao giờ cố chỉ bảo họ như thế nào mới là một người ba mẹ tốt.

6. “Nhưng mà cậu cưới được 14 năm rồi còn gì?”

Các chuyên gia cho rằng cho dù bạn cưới được bao lâu đi chăng nữa thì việc ly hôn nằm ở vấn đề trong mối quan hệ giữa hai người và chẳng liên quan gì đến thời gian họ bên nhau cả.

Có thể khi nghe câu này, những người trong cuộc sẽ tự trách bản thân sao không chia tay sớm hơn hay đơn giản là tự bảo rằng có nên cố gắng níu kéo chờ đợi thêm một năm nữa, lỡ đâu mọi chuyện bình thường lại thì sao... Và nỗi đau sẽ lại khó lành.

Nếu như không biết phải nói gì để phù hợp với những người mới ly hôn thì cách tốt nhất là thành thật với người bạn đó rằng bạn thương yêu họ và muốn giúp họ bằng bất cứ giá nào. Miễn là họ cảm thấy được thoải mái bình yên cho dù như thế nào đi nữa cũng là điều đúng đắn.

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Những vấn đề khi ly hôn

Sau các thủ tục ly hôn các cặp đôi thường yêu cầu toàn án giải quyết các vấn đề kem theo như: quyền nuôi con, tranh chấp đất đai, tài sản nợ chung.

Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: Bản án hoặc quyết định. Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án.

Những vấn đề khi ly hôn


Luật sư tham gia giải quyết vụ án ly hôn và tranh chấp tài sản chung vợ chồng dưới các hình thức sau:

1. Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật về ly hôn:

– Tư vấn về quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn:
– Tư vấn thủ tục thụ lý đơn yêu cầu ly hôn;
– Tư vấn thủ tục hoà giải tại Toà án;
– Tư vấn các căn cứ cho ly hôn;
– Tư vấn các quy định về thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên;
– Tư vấn các quy định về trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau ly hôn;
– Tư vấn về quyền thăm nom con sau ly hôn;
– Tư vấn nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn và thủ tục chia tài sản;
– Tư vấn thủ tục giải quyết ly hôn tại Toà án.

2. Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án ly hôn và tranh chấp tài sản chung vợ chồng.

– Tư vấn các hình thức khởi kiện để bảo vệ quyền lợi;
– Tư vấn viết đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện.

3. Luật sư tham gia bảo vệ khách hàng trong các vụ án ly hôn và tranh chấp tài sản chung vợ chồng:

– Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
– Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
– Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
– Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
– Tranh chấp về cấp dưỡng.
– Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Làm thế nào để đòi được tiền khi giấy vay nợ viết tay và không ghi rõ hạn trả?

Câu hỏi: Tôi cho người hàng xóm vay 800 triệu đồng nhưng chỉ viết giấy tay và không ghi ngày trả nợ. Nhưng khi tôi đòi thì nguời hàng xóm không trả nợ còn thách tôi cứ đi kiện vì tòa án sẽ không bảo vệ do cho vay bằng giấy tay. Điều này có đúng hay không?
Do thấy người hàng xóm cần tiền làm ăn và hứa mỗi tháng trả lãi 1% (cao hơn lãi ngân hàng một chút) nên tôi cho vay. Ngoài giấy viết tay tôi cũng không giữ tài sản thế chấp nào của người này. Nếu tôi muốn kiện thì phải nộp đơn ở đâu? Liệu giấy tay trên có được tòa chấp nhận?

Làm thế nào để đòi được tiền khi giấy vay nợ viết tay và không ghi rõ hạn trả?


Với thắc mắc của bạn, luật sư giỏi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Theo điều 471 Bộ luật dân sự thì hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Còn theo điều 401 Bộ luật dân sự:

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định;
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó;
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, giấy vay tiền được lập giữa bạn và bên vay là phù hợp quy định của pháp luật về hình thức.
Việc bạn và người hàng xóm viết giấy vay tiền được xem như giữa hai bên đã giao kết hợp đồng vay tài sản và theo đó, phát sinh các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 474 – Bộ luật dân sự 2005. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1.Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận;
5.  Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ;

Điều 477 – Bộ luật dân sự 2005. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn

1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác;
2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý;
Theo quy định trên thì bạn có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý. Việc báo trước một thời gian hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình chuẩn bị các điều kiện để trả nợ. Pháp luật không quy định thời gian thông báo hợp lý là bao nhiêu ngày mà thời gian này phụ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng khoản vay và người vay cụ thể.
Trường hợp người vay không trả nợ thì bạn có quyền yêu cầu bên vay thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ này. Và nếu bên vay cố tình không thực hiện nghĩa vụ thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án xét xử, bảo vệ quyền lợi của mình.
Do bạn và người hàng xóm ngụ cùng địa phương nên bạn có thể gửi đơn kiện đến TAND quận huyện nơi mình cư trú. Theo điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự, đơn khởi kiện của bạn phải đầy đủ các nội dung:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.
+ Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện.
+ Tên, địa chỉ của người khởi kiện.
+ Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có.
+ Tên, địa chỉ của người bị kiện.
+ Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có.
+ Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
+ Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.
Kèm theo đơn khởi kiện bạn có thể gửi các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp, nên bạn cần gửi giấy viết tay về việc vay nợ giữa hai bên trên đến tòa án để làm cơ sở bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về Luật sư Hà Nội – công ty luật The Light.


Theo ĐSPL