Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Thủ tục nhờ người mang thai hộ

Được làm vợ, làm mẹ là niềm hạnh phúc to lớn nhất và khát khao nhất của tất cả phụ nữ trên thế gian này. Ấy thế nhưng, không phải ai cũng được tạo hóa ban tặng thiên chức cao cả đó. Không ít gia đình tan vỡ, dẫn đến ly hôn vì người vợ không thể mang thai, sinh con. Với mong muốn giúp cho cuộc sống hôn nhân gia đình được yên ấm, không găp nhiều phiền muộn, pháp luật nước ta từ năm 2014 đã có quy định cho phép mang thai hộ. Đây được xem là bước tiến lớn của luật hôn nhân và gia đình so với thời kỳ trước. Song, để thực hiện điều này, cả hai bên đều phải thực hiện thủ tục nhờ người mang thai hộ đúng với quy định nhằm tránh những bất trắc, tranh chấp xảy ra về sau.

Cơ sở trong thủ tục nhờ người mang thai hộ         

1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
2. Người nhờ mang thai hộ phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về "việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; vợ chồng đang không có con chung; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý”.
3. Người được nhờ mang thai hộ cũng phải thỏa mãn điều kiện: “Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý”.


Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ

a) Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;
d) Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;
đ) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
e) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này và từng sinh con;
g) Bản xác nhận của UBND cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này;
h) Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.
i) Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;
k) Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;
l) Bản xác nhận nội dung tư vấn pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;
m) Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét