Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Cách tìm luật sư giỏi có uy tín như thế nào?

Nhu cầu sử dụng các dịchvụ pháp lý do luật sư giỏi cung cấp đang ngày một tăng lên tại Việt trong những năm gần đây. Mặc dù vậy, hầu hết mọi người không biết cách làm thế nào để tìm được một luật sư uy tín, chuyên nghiệp khi họ cần. Và thực tế cho thấy, một tỷ lệ không nhỏ những người đã từng thuê luật sư tại Việt Nam không hài lòng với luật sư mà mình đã thuê, cũng có khá nhiều người còn rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” sau khi đã ký hợp đồng thuê luật sư, và nhiều người còn nghĩ đến việc kiện chính luật sư của mình để đòi lại tiền thù lao đã trả.
Việc tìm một luật sư đáng tin cậy, có thể giúp đỡ hiệu quả đối với các vấn đề pháp lý cụ thể của bạn có thể không dễ dàng. Thực hiện theo các bước sau đây sẽ giúp bạn có thể tìm được một luật sư giỏi đáng tin cậy và chuyên nghiệp.

1.      Luật sư không bao giờ được hứa trước về kết quả vụ việc.

Khi cần phải tìm cho mình một luật sư, thường chúng ta đều nghĩ ngay đến việc tìm một luật sư giỏi. Làm thế nào là một luật sư giỏi thì ngay cả nội bộ giới luật sư cũng chưa thể đưa ra được một câu trả lời thống nhất. Một phần do lịch sử hình thành và phát triển của nghề luật sư tại Việt Nam chưa dài, và phần khác do trong đội ngũ luật sư hiện nay của Việt Nam có sự khác nhau rất lớn về trình độ, kinh nghiệm, bằng cấp chuyên môn, hiểu biết xã hội, quan điểm và triết lý hành nghề. Nhiều luật sư sẵn sàng đương đầu với các thế lực để giành lại công lý cho thân chủ, nhưn cũng có luật sư chỉ lấy việc chạy cốt sao kiếm được nhiều tiền làm triết lý hành nghề. Nhưng bằng trực giác và sự nhạy cảm của mình thì bạn có thể biết được một luật sư có đáng tin cậy và chuyên nghiệp hay không sau một vài lần tiếp xúc, cũng như đã trao đổi công việc với người đó.
Rất nhiều người từ trước tới nay chưa từng làm việc với một luật sư, nên họ không biết kỳ vọng những gì từ một luật sư. Đầu tiên và quan trọng nhất là bạn nên kỳ vọng ở luật sư sự thẳng thắn,  với lời tư vấn trung thực. Người luật sư của bạn nên chỉ ra cho bạn những điểm mạnh và điểm yếu đối với tư cách của bạn trong vụ việc và giúp bạn có một cái nhìn thực tế khách quan về kết quả tiềm năng. Khi còn trong quá trình cung cấp dịch vụ thì luật sư phải thường xuyên thông báo tình hình, kết quả giải quyết cho bạn và gửi cho bạn bản sao các văn bản liên quan đến vụ việc của bạn.
Khi một luật sư cam kết hay đảm bảo về một kết quả giải quyết vụ việc của bạn, bạn hãy chọn một luật sư khác. Vì quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư không cho phép luật sư đảm bảo, hay cam kết về kết quả giải quyết một vụ việc cụ thể. Do đó, hãy cảnh giác nếu điều này xảy ra. Vì chỉ có thẩm phán mới là người ra phá quyết cuối cùng, ngoài ra bản thân thẩm phán cũng không phải thích tuyên như thế nào thì tuyên vì còn có Viện kiểm sát, và còn có cơ quan công an và các cơ quan thanh tra chuyên ngành khác.

2. Thông qua sự giới thiệu của bạn bè hay người quen?

Người Việt Nam rất hay dự vào những mối quan hệ quen biết để giới thiệu. Nhưng chưa chắc người quen của bạn bè giới thiệu cho bạn một luật sư thực sự giỏi. Việc giỏi hay không phải qua sự cảm nhận của bạn đối với luật sư đó. Cũng như cách họ ứng xử, giao tiếp, nói năng,... và cũng đừng thấy họ còn trẻ cũng như văn phòng của họ không được khang trang lắm mà đánh giá thấp năng lực của họ. Bạn quyết định thuê luật sư khi bạn đã trực tiếp gặp, thảo luận, trò chuyện với luật sư đó về vụ việc của bạn và hãy xem bạn có cảm thấy cảm thấy thoải mái khi làm việc với luật sư đó hay không.

3. Thông qua gặp gỡ trực tiếp một vài luật sư

Cuộc nói chuyện trực tiếp đầu tiên với một luật sư mà bạn đang xem xét việc thuê là vô cùng quan trọng. Nếu đi gặp luật sư, bạn hãy mang theo bạn tất cả các tài liệu và thông tin khác liên quan đến vấn đề của bạn. Chuẩn bị một danh sách các câu hỏi khi bạn đến gặp luật sư như: luật liên quan đến vụ việc của bạn thuộc chuyên ngành luật gì? hay Kết quả giải quyết thực tế có thể sẽ ra sao? Quan điểm của luật sư về phương thức xử lý vụ việc của bạn là gì? Luật sư đề xuất một phương án tấn công hay ôn hòa, thận trọng? Bạn hãy xem xét mức độ thoải mái của bạn khi gặp luật sư và khả năng tương thích về cá tính. Liệt bạn có được một cảm giác tin tưởng đối với luật sư hay không? người luật sư có vẻ hiểu biết về những gì họ đã nói không? Vị luật sư có vẻ tự tin, có hiểu biết về vụ việc, hay lĩnh vực liên quan đến vụ việc của bạn hay không? khi đã thực sự hài lòng bạn mới nên quyết định làm việc.

4. Nhân cách của luật sư như thế nào?

Hãy dành sự quan tâm đặc biệt đến triển vọng quan hệ cá nhân giữa bạn và luật sư của bạn. Dù là luật sư đó có kinh nghiệm thế nào hoặc được người khác ca tụng ra sao, thì nếu bạn cảm thấy khó chịu hay không thoải mái khi gặp gỡ và làm việc với luật sư đó trong một hai lần gặp đầu tiên, tất yếu bạn sẽ không bao giờ có được một mối quan hệ khách hàng - luật sư lý tưởng. Do đó, hãy tin tưởng vào trực giác cũng như bản năng của bạn và tìm kiếm một luật sư giỏi có sự tương thích với cá tính riêng của bạn. Tuy nhiên, bạn  cũng cần phải đánh giá thêm về các mặt khác như: kinh nghiệm của luật sư khả năng tiếp cận, mối quan hệ cá nhân…

5. Ai sẽ là người trực tiếp?

Ai sẽ là người trực tiếp đảm nhận công việc của bạn? Thì bạn cần phải gặp người đó. Bạn hãy hỏi họ luật sư cụ thể nào của họ sẽ là người trực tiếp giải quyết vụ việc của bạn và đề nghị họ cho bạn gặp gỡ trực tiếp với luật sư. Có thể người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư mà bạn đã tiếp xúc là một luật sư đáng tin cậy, nhưng luật sư được phân công trực tiếp giải quyết vụ việc lại không có được niềm tin ở bạn khi tiếp xúc hoặc ngược lại. Lúc này, bạn hãy yêu cầu được lựa chọn luật sư mà bạn tin tưởng hơn làm luật sư của bạn vì xét cho cùng, vị luật sư của bạn là luật sư trực tiếp giải quyết vụ việc cho bạn chứ không phải tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tìm được một luật sư giỏi có uy tín và làm việc chuyên nghiệp để bảo vệ cho lợi ích hợp pháp của mình.

Nguồn internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét