Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Lướt qua những nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh hiện nay mang đến vô số những cơ hội giúp các công ty phát triển vững chắc trong hiện tại và cả tương lai. Mảnh đất màu mỡ ấy đã và đang thu hút rất nhiều cá nhân, đơn vị thành lập doanh nghiệp với mong muốn chiếm lĩnh được thị trường, tạo dựng vị thế danh tiếng cho mình. Chỉ tính riêng năm 2013 trên cả nước có tổng số 76.955  doanh nghiệp thành lập mới và đến năm 2014 con số này đã tăng lên 74.842. Một trong những điểm đáng chú ý khi thành lập doanh nghiệp chính là nghĩa vụ mà doanh nghiệp sẽ cống hiến cho nền kinh tế cũng như xã hội. Hiểu đúng, hiểu đủ nghĩa vụ của mình, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hoạt động để tránh sai phạm pháp luật cũng như tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn.

Thành lập doanh nghiệp và những nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp

Điều 8 của Chương 1 trong luật doanh nghiệp quy định rõ các nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp như sau:

  1. Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
  2. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
  3. Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  4. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
  5. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
  6. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  7. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
  8. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh.
  9. Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.
Các cá nhân, tổ chức không am hiểu pháp luật có thể tìm đến các dịch vụ tư vấn pháp luật uy tín khi muốn thành lập doanh nghiệp để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét