Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Luật sư hình sự cần có những kỹ năng nào trong phiên tòa sơ thẩm?

Một trong những giai đoạn quan trọng của vụ án hình sự là quá trình xét xử tại tòa và đây cũng được coi là khâu then chốt trong quá trình làm nhiệm vụ của luật sư. Họ sẽ sử dụng toàn bộ những chứng cứ có lợi nhất để đứng ra bênh vực, bảo vệ quyền lợi cho thân chủ một cách công khai. Vậy trong các phiên tòa, luật sư hình sự cần nắm vững những kỹ năng nào để có thể tiến hành nhiệm vụ của mình thuận lợi nhất đồng thời mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho thân chủ?

1.      Ở phần thủ tục bắt đầu phiên tòa

  • Chú ý theo dõi diễn biến của phiên tòa xem có đảm bảo các thủ tục tố tụng mà Bộ luật TTHS quy định hay không. Ghi lại những người nào Tòa án triệu tập đã có mặt, người nào vắng mặt bởi sự vắng mặt của một tham gia tố tụng nào đó có thể cản trở đến quá trình xét xử.
  • Cần đề xuất ý kiến chính xác dựa trên các quy định tại điều 189, 190, 191, 192, 193 Bộ luật Tố tụng Hình sự về sự có mặt của những người tham gia tố tụng tại phiên toà. Theo đó, trong một số trường hợp có người vắng mặt, Hộ đồng xét xử bắt buộc phải hoãn phiên tòa còn một số trường hợp khác lại được xem xét để quyết định hoãn phiên toà hay vẫn tiến hành xét xử. Luật sư cần nắm rõ những trường hợp này, nếu xét thấy việc hoãn phiên tòa là không cần thiết chỉ kéo dài thời gian bị cáo bị tạm giam thì  Luật sư bào chữa có thể đề nghị với Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.
  • Luật sư hình sự phải yêu cầu Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa nếu bị cáo chưa nhận được bản cáo trạng hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong trường hợp, bị cáo hoặc đương sự không được chủ tọa giải thích  rõ quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên toà hoặc không hỏi họ có đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch hay không thì Luật sư phải đề nghị Hội đồng xét xử cho họ được thực hiện các quyền đó theo quy định của pháp luật.
  • Luật sư có thể đề nghị với HĐXX về việc đưa thêm tài liệu, chứng cứ hoặc đề nghị triệu tập thêm người làm chứng quan trọng cho vụ án.

2.      Phần xét hỏi

  • Luật sư cần theo dõi mọi diễn biến tại phiên tòa, lắng nghe và ghi chép lại các câu hỏi của HĐXX, kiểm soát viên, Luật sư đồng nghiệp và câu trả lời của người được hỏi.
  • Chú ý phân tích các câu hỏi, câu giải thích cho bị cáo của HĐXX, kiểm soát viên nhằm nắm được quan điểm của họđể tự điều chỉnh bản luận cứ hoặc đặt câu hỏi với những người tham gia tố tụng cho phù hợp nhằm bảo vệ tốt nhất cho thân chủ của mình.
  • Khi được dành quyền hỏi, luật sư hình sự phải đặt những câu hỏi sắc bén, ngắn gọn, tập trung vào những vấn đề quan trọng của vụ án những chưa được làm rõ sao cho sự trả lời của người được hỏi sẽ có lợi nhất cho thân chủ của mình.

3.      Phần tranh luận

Luật sư cần năm vững các thủ tục tố tụng trong tranh luận và thực hiện hoàn hảo các kỹ năng tranh luận nhằm thể hiện được tất cả các quan điểm bảo vệ cho thân chủ của mình.

4.      Phần tuyên án

Chăm chú lắng nghe để hiểu nội dung và ghi tóm tắt lại những nhận định của tòa án, qua đó giúp đỡ bị cáo hoặc đương sự kháng cáo bản án theo trình tự phúc thẩm nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm.
Luật sư hình sự đóng một vai trò quan trong trong phiên tòa sơ thẩm. Đây là cơ hội để luật sự có thể bảo vệ quyền lợi của thân chủ một cách công khai nhất và cũng là giai đoạn có tác động nhiều nhất đến quyết định bản án của HĐXX. Do đó, người luật sư cần nắm vững kiến thức và kỹ năng để bào chữa cho thân chủ của mình một cách tối ưu nhất.
Văn phòng luật sư uy tín - Công ty Luật The Light gồm những luật sư giỏi chuyên môn sẽ nhiệt tình cung cấp tấc cả những thủ tục cần thiết cũng như qui định mới mất về luật hình sự đương thời.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét