Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Tranh chấp đất đai thực tiễn và hướng giải quyết hiện nay

Tranhchấp đất đai là sự bất đồng hay mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, quyền và nghĩa vụ giữa các người sử dụng đất với nhau khi tham gia vào quan hệ đất đai. Thông thường, đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp. Còn  các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất và không có quyền sở hữu đối với đất đai.

Tranh chấp đất đai thường gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước. Khi xảy ra tranh chấp một bên không thực hiện được những quyền của mình do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Do đó, tranh chấp đất đai xảy ra sẽ tác động không nhỏ đến tâm lý và tinh thần của các bên, khiến tình trạng tinh thần mất ổn định gây bất đồng trong nội bộ nhân dân, từ đó làm cho những quy định của pháp luật đất đai cũng như những chính sách của Nhà nước không được thực hiện một cách triệt để.

Các loại tranh chấp đất đai phổ biến:

1.      Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Tranh chấp về quyền sử dụng đất, là tranh chấp giữa người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những vùng đất được phép sử dụng và quản lý. Lý do xảy ra tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không xác định được với nhau hoặc tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế; quan hệ ly hôn giữa vợ và chồng, tranh chấp đòi lại đất và tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được chia cấp cho người khác. Ngoài ra, còn có tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới hay giữa đồng bào địa phương với các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác.

2.      Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Là loại tranh chấp trong thực hiện hợp đồng về quyền chuyển đổi; chuyển nhượng cho thuê; cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp; bảo lãnh; góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,  lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng.
3.      Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Là loại tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất hương hỏa, …trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất và tranh chấp về địa giới hành chính.

Các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai

Nguyên nhân khách quan  là do trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay cần đẩy mạnh việc thu hồi đất để mở rộng đô thị; xây dựng kết cấu hạ tầng; thực hiện các dự án đầu tư làm cho quỹ đất canh tác ngày càng giảm. Do giá đất được đẩy cao do cơ chế thị trường tác độn, ngoài ra giá đất tăng đã và đang là những áp lực lớn gây nên tình trạng khiếu kiện và tranh chấp đất đai một cách gay gắt.
Nguyên nhân chủ quan là do về cơ chế quản lý, chính sách pháp luật đất đai, côngtác tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai, các công việc điều tra, xem xét giảiquyết tranh chấp đất đai, cán bộ công chức thực hiện công vụ liên quan đến đất đai…
Hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai có mục đích và ý nghĩa vô cùng quan trọng hiện nay. Pháp luật đất đai là công cụ và là phương tiện quan trọng để nhà nước quản lý nhà nước đối với đất đai. Do đó, việc xem xét giải quyết vấn đề đất đai tạo tiền đề cho việc giải quyết đúng đắn những tranh chấp đất đai dựa trên tinh thần pháp luật.
Để giải quyết các tranh chấp đất đai, các cơ quan luật cần thực hiện theo các nguyên tắc như đề cao vai trò người đại diện cho chủ sở hữu của Nhà nước, nhằm đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế. Đồng thời khuyến khích việc tự hòa giải và thương lượng trong nội bộ quần chúng nhân dân. Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích ổn định tình hình kinh tế xã hội.
Bạn có thể xem thêm các vụ án giải quyết tranh chấp đất đai qua thực tiễn ở Hà Nội, Tp.HCM và một số địa bàn khác để hiểu rõ hơn về tranh chấp đất đai thực tiễn và hướng giải quyết hiện nay 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét