Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Giải quyết tranh chấp đất đai theo luật tố tụng hành chính

Luật đất đai được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ban hành ngày 29/11/2013 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/7/2014, đây là một đạo luật quan trọng của quốc gia. Luật được thông qua với nhiều sửa đổi, bổ sung quy định mới đảm bảo ngày càng cao về quyền có đất, quyền sử dụng đất của nhân dân, đồng thời bảo vệ những quyền đó cho công dân. Hiện nay, một số chế định về giải quyếttranh chấp đất đai cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là những quy định cụ thể về thủ tục giải quyết tranh chấp.

Như vậy, khi có tranh chấp đất đai xảy ra thì theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp đó theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất như sau:

Tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định hòa giải tranh chấp đất đai

1.      Giải quyết tranh chấp đất đai bằng biện pháp hòa giải

 Các bên có tranh chấp sẽ phải tự hòa giải bằng lời lẽ, chứng kiến, hòa giải bằng cơ sở.  Nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải;
Trường hợp hòa giải thành: Ủy ban nhân dân lâp biên bản công nhận kết quả hòa giải, nếu kết quả hòa giải làm thay đổi hiện trạng ban đầu của đất thì Ủy ban nhân dân xã gửi biên bản cho Phòng tài nguyên môi trường hoặc Sở tài nguyên và môi trường (tùy từng tranh chấp) để được công nhân và cấp Giấy chứng nhận QSDĐ mới;
Trường hợp hòa giải không thành: Đối với đất tranh chấp có Giấy chứng nhận QSDĐ thì các bên yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết, nhưng đối với đất không có Giấy chứng nhận QSDĐ thì các bên có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự;

2.      Giải quyết tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân nhân

Giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân áp dụng đối với từng vụ việc các bên tranh chấp sẽ yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết.
Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nhưng nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Riêng trường hợp nghiêm trọng phải giải quyết tại tòa án nhân dân thì tùy từng trường hợp mà việc giải quyết tranh chấp đất đai có thể được tiến hành theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc thủ tục tố tụng hành chính;
Như vậy, Luật đất đai năm 2013 đã quy định khá cụ thể về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, nhưng đó mới chỉ là thủ tục chung chung, hiện các thủ tục đó vẫn còn rất nhiều các vấn để phức tạp và nhiều giấy tờ liên quan. Do đó, để giải quyết vấn đề tranh chấp một cách nhanh chóng và đúng pháp luật, Qúy khách hãy liên hệ với Văn phòng luật sự Hà Nội – Công ty Luật The Light, là công ty luật chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lí về thủ tục giải quyết tranh chấp sẵn sằng đồng hành cùng quý khách trong mọi giai đoạn giải quyết tranh chấp.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét